Khi bạn nghĩ về những tác phẩm để đời, thì bạn có thể liên tưởng về âm nhạc đầu tiên – những bài hát đã từng rung đảo thế giới của bạn (hoặc, chí ít, rung đảo những mùa hè tuổi teen của bạn) như “Who Let the Dogs Out?” của Baha Men hay “Macarena” của Los Del Rio. Điều mà chúng ta khó có thể liên tưởng đầu tiên lại là trong lĩnh vực văn học – nhưng tin hay không, cũng có vài tác phẩm để đời đấy bạn nhé. Một số những tác giả trong list sách nổi tiếng nhờ vào cuốn tiểu thuyết đầu tiên và duy nhất họ từng xuất bản, cũng có những tác giả khác sở hữu rất nhiều tác phẩm – nhưng sau cùng, tác phẩm để đời của họ chỉ là một cuốn sách. Một cuốn sách mà bạn đọc chúng ta sẽ không bao giờ, và không bao giờ, ngừng suy nghĩ và bàn tán về.

Từ những tác phẩm có tiếng đến những tác giả mới lạ sẽ khiến bạn ngạc nhiên, bên dưới là 10 tác phẩm để đời trong văn học bạn nhé!

‘The Catcher in the Rye’ của J.D. Salinger

Lần đầu xuất bản vào năm 1951, tác phẩm The Catcher in the Rye của J.D. Salinger là một tựa sách biểu tượng của những lo lắng và bất hòa tuổi trẻ – và khi những đọc giả thông thường hay theo mùa gặp nhiều khó khăn để có thể nêu các tác phẩm của Salinger, thì thực sự có thêm 2 tác phẩm nổi tiếng khác: bộ sưu tập truyện ngắn năm 1953 Nine Stories, và tiểu thuyết năm 1961 mang tên Franny and Zooey. Nhưng sâu thẳm bên trong, Catcher sẽ luôn có được tình cảm (và kệ sách) của chúng ta.

‘Wuthering Heights’ của Emily Brontë

Đây là tác giả chỉ xuất bản duy nhất một tác phẩm – nhưng đó lại là một tiểu thuyết cực kỳ tuyệt vời. Wuthering Heights của Emily Brontë tràn ngập nỗi đau, cơn giận, và sự mãnh liệt chẳng lấy làm lạ tác phẩm đã rút cạn Brontë. Cuốn sách này đã lấy cảm hứng cho tất cả mọi điều từ những điệu nhảy ballet đến opera đến truyền hình và những bộ phim chuyển thể.

‘Gone with the Wind’ của Margaret Mitchell

Gone with the Wind là một cuốn tiểu thuyết mà Margaret Mitchell đã dành cả đời để viết. Với tất cả những nỗ lực bà đã miêu tả những khó khăn vô vàn khi phải đối mặt với cuộc sống tại Nam Mỹ giữa cuộc nội chiến tại Hoa Kỳ, và bà đã đoạt giải National Book Award năm 1963 và giải Văn học của Pulitzer Prize năm 1937.

‘To Kill a Mockingbird’ của Harper Lee

Tino biết, bạn sẽ gặp khó khăn quyết định giữa To Kill a Mockingbird và Go Set a Watchman. Tuy nhiên, To Kill a Mockingbird của Harper Lee vẫn là biểu tượng của nền văn học Mỹ, và dù có bao nhiêu bản Watchman (tin đồn cho rằng Watchman là bản thảo đầu tiên của Mockingbird) đã được bán, cũng sẽ không thay đổi được vị trí của Harper Lee trong lịch sử văn học. Bà đã đoạt giải Pulitzer năm 1961, cũng như Huân chương Tự do của Tổng Thống năm 2007.

‘The Bell Jar’ của Sylvia Plath

Với đọc giả không hứng thú mấy với thơ văn, The Bell Jar có thể trông như tác phẩm để đời của Sylvia Plath. Dù The Bell Jar thực chất là tiểu thuyết duy nhất của Plath, bà cũng là tác giả của 8 bộ sưu tập thơ khác (duy chỉ 1/8 được xuất bản trong khoảng thời gian bà còn sống) cũng như những tác phẩm sưu tầm (đều được xuất bản sau khi qua đời). Cũng có tin đồn rằng bà đã viết một tác phẩm tiểu thuyết khác như là phần truyện kế của The Bell Jar, mang tựa là Double Exposure – nhưng đã biến mất đầy bí ẩn vào những năm 1970.

‘Invisible Man’ của Ralph Ellison

Tiểu thuyết gia, nhà văn tiểu luận, nhà văn truyện ngắn, nhà phê bình văn học Ralph Ellison đừng từng viết và xuất bản vài tác phẩm trước đây dù được mọi người biết đến với tác phẩm Invisible Man – và ông cũng đoạt giải National Book Award năm 1953. Nhưng nhắc về dòng truyện tiểu thuyết, Invisible Man là tiểu thuyết duy nhất được xuất bản trong cuộc đời của tác giả, nhưng tiểu thuyết thứ 2, Juneteenth – được tập hợp từ nhiều ghi chú của Ellison – lại được xuất bản 5 năm sau khi tác giả qua đời.

‘Black Beauty’ của Anna Sewell

Tiểu thuyết này là nguyên nhân dẫn đến tình yêu thương vô bờ bến của đọc giả khắp nơi với những chú ngựa. Vượt ngưỡng doanh số 50 triệu bản, tiểu thuyết duy nhất của Anna Sewell, Black Beauty, được viết vào những năm cuối đời của Sewell và xuất bản chỉ 5 tháng ngắn ngủi sau cái chết của tác giả vào năm 1878.

‘Infinite Jest’ của David Foster Wallace 

Dù khá là ngạc nhiên khi tác giả như David Foster Wallace lại xuất hiện trong danh sách này – nhưng dù sao thì, anh cũng đã viết ít nhất cả tá sách: từ tiểu thuyết, phi tiểu thuyết, văn xuôi, truyện ngắn, gần như đều được giới phê bình đánh giá cao, và anh được bầu chọn là “một trong những cây viết có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong vòng 20 năm qua” bởi Thời báo Los Angeles – và Infinite Jest là cuốn sách duy nhất khi bất kỳ ai đề cập về David Foster Wallace đều nhắc đến. Có lẽ bởi vì 1,079 của sách 😆

‘Doctor Zhivago’ của Boris Pasternak

Nổi tiếng sau khi bị Liên bang Xô Viết từ chối xuất bản và bị buôn lậu qua Ý trước khi được xuất bản tại Milan, Doctor Zhivago là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng năm 1957 của Boris Pasternak vì sự phức tạp của nó, có một sự xét nét về chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Cộng sản tồn tại giữa những năm Phong trào Cách mạng Nga năm 1905 và Thế chiến Thứ II – một tác phẩm giúp tác giả đoạt giải Nobel Văn học.

‘A Confederacy of Dunces’ của John Kennedy Toole

Bạn có thể nhận ra tác phẩm này từ list sách đọc lớp 11 tại chương trình giáo dục phổ cập ở Mỹ. Một tác phẩm đoạt giải Pulitzer cuối cùng trong danh sách này, A Confederacy of Dunces khá buồn, được xuất bản gần như 11 năm sau tác giả John Kennedy Toole tự vẫn. Đây được xem là một tác phẩm hài kịch và bi kịch, và kể về câu chuyện của Đôn Kihôtê thời hiện đại, Ignatius J. Reilly – người phụ nữ trẻ bên cạnh anh, và mẹ của anh.

Theo

Bài viết trong chủ đề: