Chúng ta đều từng nghe những câu chuyện thần thoại giữa quái vật và anh hùng, giữa tốt và xấu từ cha mẹ hay ông bà, dù bạn có ở nền văn hóa nào đi nữa. Những câu chuyện về những vị chúa, thiên thần, hay những thế giới khác đều đã phổ biến. Nhưng các thế giới thần thoại mới là nền móng của vô số thế giới tiểu thuyết từ các tác giả.
Tiểu thuyết về thần thoại hiện đại mang đến cho chúng ta những khía cạnh ta chưa từng thấy, phức tạp, sâu lắng và đen tối.
Bên dưới Tino tin là một trong những kiệt tác tuyệt vời nhất của dòng truyện tiểu thuyết thần thoại bạn nhé:
1. Bộ truyện The Percy Jackson của Rick Riordan

Cậu bé người phàm Percy Jackson phát hiện rằng Những vị thần Hy Lạp không những có thật, mà cậu còn là con trai của Poseidon – thần biển cả; một trọng trách lớn lao được đặt lên vai của một chàng trai trẻ tuổi.
Tác giả Rick Riordan hòa quyện Thần thoại Hy Lạp cổ xưa với bối cảnh hiện đại một cách điêu luyện, bí quyết đằng sau sự thành công vang dội của anh. Rick cũng từng viết về người Ai Cập và Thần thoại Bắc Âu theo phong cách này.
2. Norse Mythology của Neil Gaiman

Neil Gaiman đã tập hợp tất cả những thần thoại Bắc Âu, những câu chuyện đã lấy cảm hứng cho vô số nền văn hóa hiện đại, và kể lại chúng như lần đầu tiên, từ thuở sơ khai của thế giới đến những đại sảnh Valhalla. Bộ sưu tập những tập truyện thần thoại từ Gaiman góp phần rất quan trọng vì tác phẩm khác với những loại hình khác của truyện thần thoại, thần thoại Bắc Âu chưa từng bao giờ được tập hợp như thế này ở bất kỳ văn bản cổ đại nào. Nên cuốn sách dường như là một trung tâm, tập hợp những thần thoại Bắc Âu.
3. Shiva Trilogy của Amish Tripathi

Shiva là một trong ba vị thần đạo Hindu. Amish vẽ nên hình tượng Shiva như một người thường, và quá trình phiêu lưu của anh để trở thành thánh thần. Lấy bối cảnh tại Indus Valley Civilization, nền văn minh xưa cổ nhất thế giới, bộ truyện hòa lẫn yếu tố lịch sử, tiểu thuyết và thần thoại, cùng lúc khám phá cuộc sống của những vị thần ít ai biết đến hơn, những cống hiến của họ và quá trình cùng Shiva để trở thành các vị thần Hindu.
4. The Divine Comedy của Dante Alighieri

Tino không rõ tác phẩm này nên nằm trong danh sách, hay nên là tác phẩm cội nguồn của hai từ ‘thần thoại’. The Divine Comedy của Dante là một tập thơ ba phần của thế kỷ thứ 14, bắt đầu từ Dante’s Inferno. Dante đi qua Địa Ngục, được dẫn dắt bởi một nhà thơ La Mã xưa mang tên Virgil trong tập thơ đầu. Sau đó là hai tập thơ Purgatorio và Paradiso, mang ý nghĩa thanh tẩy và thiên đường.
The Divine Comedy đã để lại dấu ấn của mình trong nền văn học và triết học của thế giới. Thực tế mà nói, rất nhiều những tác phẩm lấy cảm hứng Thiên Đường – Địa Ngục trong nghệ thuật hay văn học đều bắt nguồn từ chính bài thơ này.
Theo Sarthak Khurana