Vừa hôm trước khi Tino đi hiệu sách với mẹ tìm quà cho một đứa bạn, không phải tìm sách. Tino không tính sẽ mua cho mình một cuốn sách mới, nhưng thôi nào, làm sao chúng ta có thể không lướt mắt các bạn nhỉ? Điều hài hước là mẹ tìm ra khu vực mua 2 cuốn với giá ưu đãi. Sự hào hứng của mẹ khá là dễ thương, nhưng điều xảy ra sau đó làm mình rất hỗn loạn.
Sau khi phân vẫn giữa những sự lựa chọn, mẹ gom gọn lại chỉ còn 2 lựa chọn…chỉ trong ít hơn 15 phút. Khoan đã…chuyện gì đã xảy ra? Tino rất thương mẹ, nhưng cảm thấy điều này khá lạ lùng. Làm sao lại có thể có một người lựa sách chỉ sau khi đọc mặt sau và nhìn thiết kế bìa trước của sách? Mọi chuyện làm sao dễ dàng như vậy được? Hình ảnh này khiến Tino xem lại quá trình lựa sách của chính mình. Tino không chắc rằng là do mình quá kén chọn hay sao, nhưng Tino biết một số bạn đọc ngoài kia có thể đồng cảm với mình khi nhắc về chủ đề chọn lựa một cuốn sách hoàn hảo; và dưới đây là 5 cảm xúc bạn sẽ có trong quá trình tỉ mỉ này.
1. Lựa sách với một tư duy thoáng
Ngay khi bạn bước qua những cánh cửa hiệu sách, bạn có thể đã có kế hoạch của riêng mình hoặc cố ép bản thân phải lựa chọn một hướng đi khác. Khi chúng ta đi mua sách thì chúng ta đều đã có cuốn sách mình cần mua trong đầu; dù sách thuộc dòng truyện nào đó hoặc một tác phẩm bán chạy, chúng ta đã biết mình muốn gì. Bản thân Tino, một là mình sẽ mong muốn một cuốn sách cụ thể hoặc mình sẽ trôi dạt trong cuộc sống nhiều tháng mà không đọc bất kỳ cuốn sách nào.
2. Phân tích chuyên sâu từng cuốn sách
Chúng ta thường chọn những tác phẩm thân thuộc hoặc liên kết với chúng ta. Nên khi lọc qua các sự lựa chọn, là lúc bạn phải làm thật cẩn thận. Bạn phải đọc từng bìa trước, bìa sau và xem kỹ những đường nét thiết kế của bọc sách để xem hình ảnh có đúng với câu chuyện và tiêu đề hay không. Sau đó bạn có thể sẽ lật vài trang giữa đọc thử, để đừng ảnh hưởng tới đoạn mở và đoạn kết của câu chuyện cho tới khi đã mua và về nhà nhâm nhi. Mọi thứ về sách phải vừa vặn với tâm trạng, cảm xúc…mọi thứ của chúng ta. Và sẽ không tốn ít thời gian đâu.
3. Suy nghĩ lại
Có một giai đoạn khi bạn đã tìm kiếm các kệ sách này tới kệ sách khác, cho tới khi mọi thứ đều thay đổi. Bạn bước vào tràn trề hy vọng, nhưng mãi mà không tìm được tác phẩm nào kết nối với mình. Thay vì từ bỏ ngay, bạn bỗng dưng nhớ có lần bạn đọc dở dang tác phẩm về lịch sử người Ấn gốc Mỹ. Và bạn có thể nhớ cái lần tìm thấy cuốn sách tổng hợp về thức ăn Ý… Hoặc một lần bạn vô tình đọc được tác phẩm về ngạn ngữ Trung Hoa? Bỗng chốc, chỉ khi bạn nghĩ mình đã lướt qua tất cả các kệ, đâu đó lại xuất hiện thật nhiều sự lựa chọn một lần nữa.
4. Hoài nghi
Có thể chúng ta chỉ nên đi với dòng truyện thông thường ta thường đọc, nhưng, với tư cách là một mọt sách, ta biết những nhân vật sẽ không đi tới đâu nếu họ cứ dậm chân tại chỗ. Việc đọc khiến ta vui, nhưng bạn sẽ không thẻ mở rộng tư duy với những cuốn sách cũ. Bạn có thể thử một dòng truyện mới và tuy sẽ có nguy cơ bạn không thích nó, nhưng rủi như bạn yêu thích dòng truyện ấy thì sao? Hãy nghĩ về điều này.
5. Mạo hiểm và mua sách
Đây là một bước đi mạo hiểm với tất cả mọt sách, gần như là nói ‘có’ với lời cầu hôn của ai đó…Vâng, khá là drama, nhưng bạn biết cảm giác này mà. Tino thường suy đi tính lại khi bước tới quầy thanh toán. Liệu mình có suy nghĩ lại hay không? Mình có kiểm tra hết những sách có sẵn chưa? Đây là thời khắc đó, nhưng thôi nào, dù thế nào đi chăng nữa bạn cũng sẽ được đọc mà 😆
Theo Francesca Contreras