in

5 Cuốn sách bạn cần đọc trong giai đoạn Covid-19 (Gợi ý bởi giáo sư Đại học Harvard và Yale)

Một điều tốt đẹp duy nhất khi bị kẹt tại nhà trong mùa dịch là chúng ta có nhiều thời gian đọc một cuốn sách hay, đặc biệt nếu đó là 1 cuốn sách thúc đẩy bạn suy nghĩ về thế giới bằng nhiều góc nhìn khác nhau.

Bên dưới là tổng hợp các gợi ý, dựa theo những đầu sách mà giáo sư và nhân viên tại Đại học Harvard, Yale và Columbia đang đọc trong giai đoạn cách ly tại nhà:

‘The Plague’ bởi Albert Camus

‘The Plague’ là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất về chủ đề dịch bệnh – và hiện tại, đang nằm trong danh sách đọc của rất nhiều giáo sư.

Bill Hanage, giáo sư về dịch tễ học tại Đại học Harvard T.H. Chan School of Public Health, chia sẻ rằng “Albert Camus đã ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của tôi kể từ lúc bạn thân giới thiệu với tôi về các tác phẩm của tác giả này.”

“Cuốn sách miêu tả sinh động cảm giác khi sống trong một thành phố bị tấn công bởi dịch bệnh, và cảm giác khi bị cách ly,” Jenny Davison, giáo sư tại Đại học Columbia chia sẻ. “Sách truyền tải được quan trọng như thế nào để giữ được nhân tính và sự kết nối của tất cả chúng ta trong giai đoạn mà mọi thứ quá mỏng manh như thế này.”

‘The Stoic Challenge’ bởi William B. Irvine

Cuốn sách này nằm ở top 1 những sách cần đọc mùa Covid-19 của Laurie Santos, giáo sư tâm lý học tại Đại học Yale. “Đây là 1 cuốn sách phù hợp để đọc trong khoảng thời gian khó khăn chúng ta đang trải qua, sách giúp bạn có thêm hy vọng qua một lăng kính khắc kỷ (stoic outlook) về cuộc sống,” cô chia sẻ với Yale News.

Tác giả và nhà triết lý học William B. Irvine sử dụng kiến thức uyên thâm của ông để hướng dẫn chúng ta cách biến chuyển những sự cố không ngờ trở thành những cơ hội cho một cuộc sống chắc chắn, bình tĩnh và kiên cố hơn.

“Luận điểm chính là chúng ta nhìn những điều tệ hại trong cuộc sống như là thử thách để vượt qua, hơn là một khủng hoảng ta phải cam chịu,” Santos nói.

‘A Jewish Refugee in New York’ bởi Kadya Molodovsky (dịch bởi Anita Norich)

Được xuất bản lần đầu tại Yiddish vào năm 1941 (và được phiên dịch gần đây), sách ‘A Jewish Refugee in New York’ kể về một cô gái người Do Thái 20 tuổi vừa đến thành phố New York sau cuộc xâm chiếm của Đức Quốc Xã tại Ba Lan, quê nhà của cô – và phải đối mặt với những cách sống khác nhau tại Mỹ.

“Nhân vật chính cố gắng sống sót và duy trì, nhưng cô cũng giận dữ vì những người xung quanh mình thờ ơ và không hiểu gì về những điều đang diễn ra tại Châu Âu,” Katie Trumpener, giáo sư văn học tại Yale chia sẻ với Yale News.

“Bằng cách nào đó cuốn sách này rất thoải mái để đọc trong những ngày đầu của dịch bệnh,” cô nói, “đặc biệt khi nguy hiểm cận kề, nhưng ta vẫn nhìn thấy được như cách một vài người chất đầy giỏ hàng siêu thị trong lo sợ, trong khi những người khác lại vẫn chối bỏ dịch bệnh thực sự có thể tác động đến họ.”

‘Untamed’ bởi Glennon Doyle

“Càng dũng cảm, chúng ta càng may mắn,” nhà hoạt động xã hội và diễn giả Glennon Doyle viết trong hồi ký của cô.

‘Untamed’ là hành trình khám phá niềm vui, hạnh phúc và an bình của chúng ta khi ta ngừng quay đầu lại để đáp ứng được kỳ vọng của xã hội. “Tôi đọc thật chậm vì không muốn cuốn sách kết thúc,” Kathy Delaney-Smith, huấn luyện viên đội tuyển bóng rổ nữ của Đại học Harvard chia sẻ.

Cô muốn cả đội sẽ đọc ‘Untamed’ khi lệnh cách ly kết thúc – và cô đề xuất cuốn sách này cho tất cả phụ nữ.

“Sách đi sâu vào những tính cách được quy là của nam giới và nữ giới,” Delaney-Smith nói, “và đưa ra quan điểm đã đến lúc phụ nữ hiểu rằng họ tự do để trở thành chính mình, để tìm kiếm chính mình.”

‘The Decameron’ bởi Giovanni Boccacio

Priyamvada Natarajan, giáo sư tại Bộ phận Thiên văn và Vật lý học tại Đại học Yale, vừa đọc xong cuốn sách ‘The Decameron.’

“Sách tập hợp 100 mẫu chuyện ngắn tại nước Ý thế kỷ thứ 14, được kể bởi nhóm 7 người phụ nữ và 3 người đàn ông cách ly tại nhà – trong một villa nằm ngoài Florence, chạy trốn khỏi nạn dịch Black Death năm 1348,” Natarajan giải thích với Yale News.

Các mẫu chuyện đều rất “tuyệt vời…một vài chuyện hài hước, một vài chuyện bi kịch, một vài lại ngớ ngẩn, và một vài lại thật màu nhiệm,” cô nói.

Theo CNBC

[elementor-template id="33628"]