Thời gian này những người lãnh đạo và quản lý ngày càng nỗ lực trước nhiều khó khăn. Họ phải cân nhắc lại ngân sách, hoạch định và chiến lược, kiểm tra các dự án, cập nhật với nhân viên, thành viên và chờ chực hàng giờ trên các cuộc gọi Zoom. Kết quả là, ta không còn thời gian nào để đọc sách.

Dù vậy, khi những người lãnh đạo và quản lý có thời gian rãnh họ chắc chắn sẽ đầu tư vào phát triển bản thân. Một cách đơn giản và tiết kiệm để thực hiện điều này là bằng việc đọc sách. Bên dưới là tập hợp các tựa sách bạn nên tìm đọc trong giai đoạn Covid-19 này, được chia sẻ bởi các nhà lãnh đạo trong kinh doanh và học giả khắp nơi trên khắp thế giới.

‘Keynes Hayek’ bởi Nicholas Wapshott

John Shields, giám đốc học thuật quốc tế tại Đại học Kinh doanh Sydney hiện đang chọn đọc tiểu sử rút gọn của nhà lý thuyết kinh tế có sức ảnh hưởng lớn nhất: John Maynard Keynes (viết bởi Robert Skidelsky). Ông cũng đọc ‘Keynes vs Hayek: The Clash that Shaped Modern Economics’ của Nicholas Wapshott. Cuốn sách này là những ý tưởng xung đột giữa Keynes và đối thủ lớn của ông – nhà kinh tế học tiền tệ người Áo mang tên Friedrich Hayek.

“Sự tranh đua giữa Keynes và Hayek là một trận chiến trí tuệ đỉnh cao,” Shields nói, người cũng là thành viên hội đồng của CEMS – Liên minh Toàn cầu về Quản lý. “Nó định hình nên cơn địa chấn trong chính sách kinh tế vĩ mô ở các nền dân chủ phương Tây rất lâu sau cái chết của Keynes, chấm dứt cuộc chiến của họ ”.

Chủ nghĩa Keynes đã thống trị lý thuyết và thực tiễn kinh tế vĩ mô phương Tây từ khoảng năm 1945 cho đến khi xuất hiện lạm phát vào giữa những năm 1970 – một tình trạng bất ổn kinh tế dường như đã minh oan cho các giới luật của Hayekian và minh chứng cho cái mà ngày nay thường được gọi là kỷ nguyên của ‘chủ nghĩa tân tự do’. Chủ nghĩa tân tự do được định nghĩa bởi các đặc điểm như sự thống trị của chủ nghĩa trọng tiền, toàn cầu hóa thương mại tự do, sự suy giảm của nhà nước phúc lợi, nỗi ám ảnh về việc đạt được thặng dư ngân sách và bất bình đẳng giàu nghèo ngày càng tăng.

Xem xét lại học thuyết của Keynes là rất cần thiết hiện nay, Shields chia sẻ, bởi vì chúng ta có thể sẽ chứng kiến sự ra đi của kỷ nguyên ‘tân tự do’ một lần nữa. Ông cho rằng, ” ‘Bình thường mới’ hoặc ‘trật tự mới’ sẽ trông rất khác so với đặc trưng của thập kỷ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu – rối loạn tân tự do.”

“Chúng ta có thể đang xem xét sự phục hồi của chủ nghĩa Keynes – hoặc ít nhất là chủ nghĩa Keynes 2.0.”

‘The Uninhabitable Earth’ bởi David Wallace-Wells

Giáo sư Tom Koelble, từ Khoa Kinh doanh Cao học tại Đại học Cape Town, gợi ý tác phẩm ‘The Uninhabitable Earth’ bởi David Wallace-Wells. Koelble tin rằng khủng hoảng COVID-19 là “một buổi diễn tập” của thế giới nếu chúng ta không có bất kỳ sự thay đổi đột ngột và tức thời nào trong cách loài người tiêu thụ và sản xuất tiêu dùng.

“Nếu chỉ một phần của những gì Wallace-Webb mô tả về dự báo khoa học những biến chuyển thời tiết thành hiện thực, thế giới sẽ biến thành địa ngục trần gian ngay trước mắt của chúng ta,” Koelble nói. “Nếu có bài học nào từ COVID-19, thì đó là chúng ta, cùng nhau, có thể giải quyết những vấn đề này. Ai có thể ngờ máy bay, tàu hỏa, các phương tiện di chuyển có thể dừng lại ngay ngày mai, và đã diễn ra được vài tuần liền?”

‘A Handbook of Practical Wisdom’ bởi Wendelin Küpers và David J. Pauleen

Marie-Therese Claes, chuyên gia toàn cầu về quản lý đa văn hóa, đang đọc ‘A Handbook of Practical Wisdom’ bởi Wendelin Küpers và David J. Pauleen. Bà chỉ ra rằng kiến thức là thiết yếu để tồn tại từ khủng hoảng toàn cầu như dịch COVID-19 này.

“Nếu muốn vượt qua, chúng ta phải vượt qua sự kiêu ngạo về tổ chức, quản lý và chính trị mà chúng ta đã diễn ra trong quá khứ,” Claes nói, bà cũng là giáo sư tại Học viện Công nghệ Châu Á tại Thailand và Trường quản lý Louvain tại Bỉ. “Tính kiêu ngạo này bao gồm sự thiếu khiêm tốn, thái độ tự mãn và lòng tự ái.”

Theo Claes, quyển handbook này “định hướng lại ý nghĩa, giá trị và thực tiễn vào thời điểm mà điều này rất cần thiết.” Bà nói tiếp: “Là những người lãnh đạo hay nhân viên, chúng ta không thể quản lý mọi thứ và chúng ta cần hiểu rõ sự tự tin thái quá của chính mình. Cuốn sách giúp người đọc xem xét lợi ích chung lớn hơn, thay vì nghĩ đến lợi ích cá nhân. Giá trị của tôi là gì và tôi thực hành những giá trị này như thế nào? ”

‘Shoe Dog’ của Phil Knight

‘Shoe Dog’ là quyển hồi ký của Phil Knight, nhà sáng lập công ty giày Nike. Sách dạy ta một vài những bài học mạnh mẽ và vẫn hữu ích đến ngày nay, theo Ross Esplin, giám đốc khách hàng và kỹ thuật số tại công ty phát triển con người Insights ở Anh Quốc.

Cụ thể, đó là chìa khóa dành cho các tốt chức để theo đuổi mục đích kinh doanh không ngừng nghỉ. “Có rất nhiều sự bất biến ở hiện tại,” anh nói. “Nhưng ta cũng cần đưa ra vô số những quyết định trong mỗi ngày trôi qua. Hãy tin vào mục đích của bạn hơn bao giờ hết. Nó sẽ giúp bạn tiến xa, và đi đúng hướng, vì bạn là người đưa ra những quyết định đó mà. Và trong lúc làm, bạn sẽ động viên mọi người, phát triển cộng đồng và xây dựng sự ổn định tài chính đúng đắn.”

‘Up the Organization’ bởi Robert Townsend

‘Up the Organization’ bởi Robert Townsend là một trong những cuốn sách kinh doanh bán chạy nhất. Nó đã tạo cảm hứng cho hàng nghìn công ty để xây dựng văn hóa kinh doanh tốt, Bob Davids nói – người đã dẫn đầu 6 doanh nghiệp bao gồm công ty đồ chơi Radica Games và công ty rượu tại Hoa Kỳ, Sea Smoke Cellars. Davis cũng là đồng tác giả của sách ‘Leadership without Ego’ cùng Brian Carney và Isaac Getz.

Davids khen ‘Up the Organization’ là “cuốn sách đầu tiên chỉ ra được một người lãnh đạo chính là một người phục vụ.” “Đây là nơi tôi có ý tưởng cho việc lãnh đạo không có cái tôi,” anh giải thích. “Điều này là cực kỳ cần thiết cho những thời gian này. Một người lãnh đạo cần đưa ra quyết định; và team sẽ giải quyết vấn đề. Khi bình đẵng, sẽ cho phép văn hóa đoàn kết xuất hiện xung quanh vấn đề và những người lãnh đạo trở thành 1 phần của team – chỉ là một người cần đưa ra quyết định.”

Theo Sally Percy

Bài viết trong chủ đề: