Mọi người đều cho rằng việc độc thân là một điều đáng xấu hổ. Đặc biệt là đối với người phụ nữ – mọi người nghĩ rằng họ không thích cuộc sống độc thân hay sự cô độc. Rồi lại có những quan niệm rằng sẽ có những người muốn ở một mình (nếu họ khẳng định như vậy, thì có thể họ chỉ đang đùa cợt mà thôi) hay không ai thực sự muốn một cuộc sống hoàn toàn tự do khỏi mọi ràng buộc. “Hãy tìm cho tôi một người chồng!” đã luôn là tâm điểm của mọi cuốn sách, bộ phim hay những chương trình truyền hình trong nhiều thế kỷ qua. Nhưng một phần của sự phát triển trong mỗi chúng ta đã dần học được cách yêu bản thân và sự độc đáo của mình. Những cuốn sách bên dưới đã dạy Tino cách yêu một cuộc sống độc thân – và vì sao trong nét độc thân đó lại chứa đựng những sức mạnh lớn lao.
Là một người hướng ngoại, việc yêu thích thời gian dành cho riêng mình là một thử thách lớn. Tino có năng lượng khi được vây quanh mọi người. Mình thích trò chuyện và xã giao. Và cũng như cách Warsan Shire đã nói – đầy già dặn, “Bạn không thể nương tựa vào người khác ngoài bản thân.” Danh sách đọc bên dưới sẽ giúp Tino và các bạn nhận ra điều này.
‘The Lonely City’ của Olivia Laing
Một tác phẩm thú vị dành cho những ai cảm thấy thành phố – nơi bạn đang sống là một The Lonely City. Giữa độ tuổi 30, Olivia cũng chuyển đến sống New York. Và những lần đi bộ một mình giữa thị trấn rộng lớn, cũng như khi cô cố gắng làm quen với những người hàng xóm mới thật là một trải nghiệm đầy thú vị.
Qua những lăng kính của người nghệ sĩ, và ngưỡng mộ cách họ nhìn nhận sự đơn độc – Laing sẽ đi cùng chúng ta, hay đi một mình, xuống những con phố, xuống những con đường phát triển và tự nhận lại chính mình vì sao chúng ta lại sợ cô độc và theo cách nào để lấy lại tinh thần thoát khỏi cảm xúc ấy.
‘Their Eyes Were Watching God’ của Zora Neale Hurston
Bạn chưa bao giờ bắt gặp một người phụ nữ mạnh mẽ như Janie Crawford trong tác phẩm Their Eyes Were Watching God của Hurston, một người phụ nữ độc lập, kiên cường trung tâm của tiểu thuyết lừng danh này. Janie đấu tranh để chứng minh định giá trị của bản thân, không ngừng nghỉ và không ngao ngán. Cô tạo không gian cho mình ở những nơi đàn ông thống trị. Và khi cô nhìn lại cuộc đời mình đã lao lực hình dung và dành lấy mọi thứ cho bản thân, cô cảm thấy hạnh phúc.
Và cuốn sách này được viết bởi một người phụ nữ da đen, dành cho những người phụ nữ da đen, và về trải nghiệm là một người phụ nữ da đen ở miền Nam, hiển nhiên sẽ không dành cho chúng ta. Nhưng có một tinh thần vững chãi trong tác phẩm mà Tino hay bạn sẽ không bao giờ có thể thực sự biết hay hiểu, và Janie cũng sẽ có những chướng ngại mà ta không phải đối mặt vì những đặc ân mình đang có (người da trắng, sống ở những khu vực tốt hơn,…). Nhưng nếu nói về sự đơn độc, và sống giữa thế giới mà mọi người đều chất vấn sự độc lập của bạn, thì những tố chất của Janie vẫn luôn thắp sáng cho tất cả chúng ta.
‘Wild’ của Cheryl Strayed
Có lý do gì đó, vì sao tác phẩm hồi ký đã-trở-thành-kinh-điển Wild của Cheryl Strayed xuất hiện trên tất cả những danh sách đọc về chủ đề Độc Lập của mọi người – chắc bởi vì lối viết và những câu chuyện của Strayed có những giá trị không thể chối cãi. Tino đọc cuốn sách này 2 lần năm đầu sau khi tốt nghiệp, khi mình sống ở một khu vực mới, có một công việc mới và không quen biết với bất kỳ ai. Đây là một tác phẩm phù hợp giúp bạn học cách tồn tại, trọn vẹn, chỉ bằng chính bản thân mình. Hãy tìm một bữa ăn 1 người và đọc cuốn sách này và cảm thấy ổn thỏa bạn nhé, nhưng chỉ làm mọi thứ một mình thôi đó!
‘Braving the Wilderness’ của Brene Brown
Brene Brown là nữ hoàng của việc khiến bạn rưng rưng nước mắt ngoài nơi công cộng. Trong tác phẩm Braving the WIlderness, Brown nói về quan điểm phụ thuộc – và tệ hại thế nào, trong xã hội chúng ta, khi bạn cảm thấy thiếu sự chấp nhận của những nhóm cộng đồng. Và bật mí spoiler cho các bạn: Mình không cần phải thuộc về một ai, một nơi nào hay một nhóm nào cụ thể. Bạn hoàn toàn luôn có thể tự khẳng định giá trị của bản thân nhé.
‘A Field Guide to Getting Lost’ của Rebecca Solnit
Rebecca Solnit có lẽ được biết đến với tuyển tập văn xuôi Men Explain Things To Me của cô (rất dễ hiểu lý do vì sao – tiêu đề hay, lời khen xuất xắc), nhưng tuyển tập hồi ký về sự cô độc này, A Field Guide to Getting Lost là một tác phẩm tuyệt vời đầy trung thực và những ý niệm về bản thân bạn.
‘The Year of Magical Thinking’ của Joan Didion
Chỉ trong 2 năm, Joan Didion mất cả chồng lẫn con gái. Tác phẩm The Year of Magical Thinking kể về giai đoạn sau sự mất mát này, sau cái chết của chồng John Gregory và con gái Quintana. Tác giả viết về những gì sẽ mọc lên, đâm chồi lên khi đất đã khô cằn, và khi thế giới đã sụp đổ, và khi bạn chỉ còn lại một mình giữa dòng đời.
‘Little Fires Everywhere’ của Celeste Ng
Dù không phải là nhân vật chính trong tác phẩm tiểu thuyết năm 2017 của Celeste Ng, Little Fires Everywhere, nhưng Mia Warren (sống tách biệt và tự cô lập với con gái mình, Pearl) là một người phụ nữ mạnh mẽ. Cô sử dụng sự cô độc như một vũ khí, và cơ chế phòng vệ. Và cách Ng tả về quá khứ của Warren sẽ khiến bạn suy nghĩ lại về quan điểm “độc thân” của mình.
Theo Maddy Foley
Đăng ký nhận cập nhật qua email mỗi khi có bài viết mới.