Bài viết bao gồm nhiều tình tiết và nội dung phim Murder on the Orient Express, kể cả kết thúc phim. Bạn đọc chưa xem qua phim, và dự tính xem phim mà không muốn biết trước quá nhiều cân nhắc trước khi đọc nha 😆
Agatha Christie được tôn vinh làm bà hoàng của dòng truyện trinh thám, và Murder on the Orient Express là chiếc vương miện của bà. Quyển tiểu thuyết năm 1934 kể về vị thám tử nổi tiếng nhất của tác giả, Hercule Poirot, và cùng ông khám phá vụ giết người trên con tàu chạy giữa băng tuyết từ Istanbul đến London. Hành khách là những vị khách từ khắp nơi và không có sự trợ giúp của bất kỳ ai, Poirot – với kỹ năng của mình – dựa vào những manh mối trước mắt và sức mạnh của chất xám, mà ông thường ghẹo là little grey cells sẽ khám phá bí ẩn đằng sau vụ giết người.
Vấn đề lớn nhất của phim điện ảnh chuyển thể Murder on the Orient Express nằm ở cái kết cực kỳ nổi tiếng. Rất nhiều đạo diễn khắp nơi đã xắn tay chuyển thể tuyệt phẩm này của Christie lên màn ảnh lớn, bao gồm Sidney Lumet với bộ phim vào năm 1974 có sự tham gia của nam diễn viên Albert Finney, và mỗi lần chuyển thể các phiên bản khác nhau lại thay đổi khác nhau, chỉ giữ tiền đề và những tình tiết gốc của truyện. Vừa qua, đạo diễn Kenneth Branagh đã tham gia vào bảng xếp hạng với phiên bản của mình câu chuyện trinh thám kinh điển này, và anh tự ứng tuyển mình làm nhân vật chính. Tuy Branagh ít nhiều có giữ hồi kết tuyệt vời của tiểu thuyết, anh cũng đưa vào một số thay đổi tuy nhỏ nhưng đáng kể cho câu chuyện có cái chạm của riêng anh.
[irp posts=”27544″ name=” Murder on the Orient Express” Và Một Câu Chuyện Trinh Thám Vĩ Đại”]
Bên dưới là những chi tiết khiến bộ phim lăn bánh trên một đường ray hoàn toàn khác với truyện các bạn nhé:
Tiền đề của phim
Cả sách và phim, có tất cả 12 nghi phạm trên tàu, thêm 4 người nữa: Poirot, người bạn Bouc của ông, người lái tàu tên Pierre Michel, và, tất nhiên, một cái xác. Cả sách và phim, xác chết này thuộc về nhân vật Ratchett (Johnny Depp thủ vai), một tay lừa đảo còn là gã giang hồ máu mặt nổi tiếng dàn cảnh vụ bắt cóp và giết Daisy Armstrong, con gái của một binh sĩ vĩ đại trong Thế chiến thứ I. Trong vụ án tiểu thuyết này – có điểm khá giống với sự kiện có thật diễn ra về vụ bắt cóc Lindbergh năm 1932 – cái chết của Daisy đã sinh ra rất nhiều bi kịch. Mẹ của Daisy đã bị sốc khi nghe tin về cái chết của con gái đầu lòng, khiến cô sinh non và tử vong, Đại tá Armstrong tự vẫn bằng súng, và một người hầu gái vô tội bị gán cho tội danh này khiến cô phải nhảy lầu tự sát. Hiển nhiên với cả tấn bi kịch, chắc chắn ai đó (hoặc những ai đó) sẽ muốn đâm Ratchett.
Hành khách
Nhân vật trong phim đều giống với mẫu nhân vật trong sách (Quản gia, Cô giáo, Công chúa,…) nhưng với vài chỉnh sửa nhỏ để có một dàn diễn viên đa dạng. Ví dụ như Greta Ohlsson, một người truyền giáo Thụy Điển đầy đạo đức (Penélope Cruz thủ vai) được đổi tên thành Pilar Estravados (cái tên mượn từ một nhân vật khác trong truyện Hercule Poirot’s Christmas), và Antonio Foscarelli, chàng trai bán xe hơi người Ý, trở thành Cuban Biniamino Marquez (Manuel Garcia-Rulfo thủ vai). Sự thay đổi lớn nhất có thể là của nhân vật Leslie Odom Jr. thủ vai, bác sĩ Arbuthnot, ghép từ hai nhân vật trong truyện: Colonel Arbuthnot, một nghi phạm, và bác sĩ Constantine, một hành khách sử dụng kiến thức y khoa để hỗ trợ Poirot điều tra vụ án.
Một bộ phim thường ít khi sai lầm khi sắp đặt nhân vật. Trong truyện, nhân vật dễ bị gán cho tội danh là Antonio Foscarelli, bởi vì mọi người tin rằng dao là một vũ khí của người Ý. Trong bộ phim, sự nghi ngờ được chuyển sang Arbuthnot và Marquez, vì Poirot lo lắng tội danh có thể bị gán cho một trong hai người, dù có lỗi hay không, bởi vì họ có những khía cạnh về sắc tộc và tôn giáo. Poirot cũng bình luận về những thách thức của cặp đôi hai màu da, Arbuthnot da đen và Marry Debenham da trắng (Daisy Ridley thủ vai) để hàm ý nói về vấn đề sắc tộc.
Tuy không phải là nghi phạm, người chủ nhân có tuổi của đoàn tàu, Ngài Bouc, cũng được tái hiện lại theo phiên bản của Branagh. Người bạn già của Poirot được thay thế bởi diễn viên nam không già tí nào Tom Bateman, cùng vai trò với nhân vật trong truyện nhưng thay vào đó lại đóng vai một người cháu hỗn loạn, ăn chơi trác táng của Bouc.
Hiện trường vụ án
Trong truyện, vì tuyết quá dày đặc nên các nhân vật bị kẹt trên tàu, thế là cả vụ án đều diễn ra gần nhà ga Simplon. Không giống trong phim, tàu bị trật bánh nặng thay vào đó, nên các nhân vật phải dừng chân nhưng không bị kẹt bên trong tàu. Kết quả của sự thay đổi này là bối cảnh sẽ không còn ghê sợ và chật hẹp, cho phép Poirot phỏng vấn từng nghi phạm bên ngoài trời tuyết và hồi kết của phim diễn ra ở đường hầm cạnh đoàn tàu.
Hercule Poirot
Sự thay đổi lớn nhất của Branagh với tiểu thuyết là nhân vật Poirot, bằng việc cho thêm tình tiết cá nhân hóa vào vụ án giết người. Trong phiên bản của Branagh, sự thân thuộc của Poirot với gia đình Armstrong đi sâu vào từng chi tiết; ông nói rằng ông nhận được bức thư từ Đại tá Armstrong nhiều năm trước cầu xin ông tìm ra vụ bắt có, nhưng mọi chuyện đã quá trễ. Poirot cũng có một câu chuyện hậu thuẫn bi kịch đằng sau bộ dạng ngờ nghệch, bao gồm một người tình xa xăm ông hay để hình ở đầu giường và giúp Poirot lấy niềm tin đi tìm công lý. Poirot của Branagh trông khá mệt mỏi với những vụ án nên Bouc phải thuyết phục ông, thậm chí khiến Poirot cảm thấy tội lỗi, để giúp giải đáp vụ án này.
Người đàn ông trong phim rất khác với Poirot của Christie, một người Bỉ lùn, bộ dạng ngờ nghệch (đầu ông ta liên tục được Christie miêu tả trông như quả trứng) có chất giọng rất nặng và nét độc đáo khiến những kẻ tình nghi coi thường Poirot. Poirot của Christie không cần phải bắt tay vào vụ án như là một ân huệ với Bouc, mà Bouc chỉ cần ca tụng Poirot một tí trong truyện.
Có một khía cạnh nhân vật Poirot mà Branagh đã mang trực tiếp từ sách ra: là bộ ria mép nổi tiếng, được miêu tả trong sách là lớn và thám tử rất tự hào. Christie đã rất thất vọng với bộ ria mép của Finney trong phim chuyển thể vào năm 1974, nhưng tại đây Branagh lấy lại công bằng với sự xuất hiện của một bộ ria đầu tư hơn bên dưới sóng mũi.
Những cảnh hành động
Tino có đề cập rằng trong phim, Poirot giống như một anh hùng hành động chưa nhỉ? Không có gì sai khi thêm chút gia vị cho tác phẩm để phù hợp với những người coi rạp, tất nhiên, một số thêm thắt của Branagh trở nên hiệu quả. Một phân cảnh mới khi Arbuthnot bóp cò trước Poirot, ví dụ, lại rất hiệu quả vì không những có thể giúp diễn viên Odom có cơ hội thể hiện diễn xuất của mình, mà còn miêu tả rằng nhân vật bác sĩ đang tuyệt vọng chịu trách nhiệm cho tội danh và cứu người tình của mình.
Những phân cảnh mới xuất hiện khác trong phim thì ít thành công hơn: Như cảnh MacQueen (Josh Gad thủ vai) bị Poirot rượt đuổi dưới cây cầu lắt léo chỉ xuất hiện để thêm chút hành động vào những cảnh phỏng vấn nghi phạm đơn điệu, và còn phân cảnh mới khi bà Hubbard (Michelle Pfeiffer thủ vai) bị đâm vào lưng rất kịch tính, nhưng lại không có lý cho lắm nếu xét theo mức độ cốt truyện.
Hướng giả thuyết
Bạn không thể đùa với hồi kết của Murder on the Orient Express, vì cái kết, được Christie hé lộ một cách tỉ mỉ và cẩn thận trong truyện, là điều làm cho tiểu thuyết trở nên hấp dẫn. Cả sách và phim, Poirot đều đưa ra hai giả thuyết khả thi cho vụ án. Giả thuyết đầu, Poirot cho rằng một kẻ ám sát lén vào tàu, đâm Ratchett, và biến mất. Giả thuyết thứ hai (và là giả thuyết đúng), Poirot hé lộ cả 13 người trên tàu – bao gồm người lái tàu, Piere Michel – đều có mối liên hệ với gia đình Armstrong, và họ thông đồng cùng nhau giết Ratchett để trả thù cho những người mình thương yêu.
Và đây là điểm mà sách và phim lạc quẻ nhau. Trong truyện, Poirot cảm thấy đồng cảm với những người thông đồng, cho rằng 12 nhát dao (Bá tước Andrenyi đâm 2 nhát cho ông ta và vợ) được xem là một hình phạt của tòa án, với những hung thủ là tòa án và hành hình người đàn ông nặng tội. Poirot đều nói hai hướng giả thuyết, nhưng lại để Bouc quyết định giả thuyết nào họ nên trình báo với cảnh sát.Mặc cho những lời thú tội của các hành khách trên tàu, Bouc vẫn chọn giả thuyết thứ nhất, giả thuyết sai lệch về kẻ ám sát, và Poirot tuyên bố vụ án đã kết thúc.
Poirot của Branagh không hề thư thái với tất cả chuyện này. Sau khi trình bày 2 giả thuyết và lời khai từ bà Hubbard, ông tuyên bố ông không thể sống với sự bất công bằng và giữ bí mật của hung thủ (một điểm tương đồng với đợt chuyển thể phim truyền hình năm 2010 của David Suchet – một Poirot sùng đạo). Poirot của Branagh đặt một cây súng lên bàn và khăng khăng các hung thủ phải bắn ông để ông im lặng; cây súng hóa ra lại chưa có đạn, và Poirot cuối cùng quyết định ông sẽ trình báo cảnh sát với giả thuyết về kẻ ám sát và học cách sống với sự bất công bằng.
Những bí ẩn khác
Bắt đầu phim, trước khi chúng ta đến với bí ẩn chính của Murder on the Orient Express, ta thấy Poirot tại Jerusalem, nơi ông xác định một mục sư, một giáo sĩ Do Thái, hay một thầy tế Hồi Giáo lấy cắp thánh tích. Poirot đưa ra một kết luận rất giống Poirot của Agatha Christie (rằng tay cảnh sát đã trộm thánh tích!) nhưng vụ án này không hề xuất hiện trong bất kỳ tác phẩm nào của Christie và hoàn toàn được sáng tạo dành riêng cho bộ phim.
Bộ phim kết thúc khi Poirot tiếp nhận một vụ án khác, lần này ở Ai Cập. Vụ án dẫn Poirot đến bí ẩn nổi tiếng không kém trong dòng truyện của ông, Death on the Nile.
Theo Marissa Martinelli