in

Review sách ngoại văn “Circe”

#BookTok dần trở thành cụm từ quen thuộc giới thiệu về các tựa sách ngoại văn qua ứng dụng Tiktok. Danh sách những đầu sách được ‘hồi sinh’, có thể là những cuốn sách xuất bản cách đây khá lâu từ 2017-2018, giúp chủ tài khoản giới thiệu được tựa sách yêu thích của mình đến khán giả. Trong số đó, có tác phẩm “Circe” của tác giả Madeline Miller.

Đã từng làm mưa làm gió vào năm 2018, tiểu thuyết lôi cuốn thứ hai của Madeline Miller kể về 1 vị nữ thần, nhưng 60% câu chuyện lại thực sự nói về cuộc sống của một người phụ nữ.

Tino cũng đã giới thiệu sách ngoại văn Circe đến bạn đọc trong bài viết Các tựa sách hay tặng quà mùa lễ.

Tác giả cuốn sách bán chạy “The Song of Achilles” (dành giải Orange Prize năm 2012) xoay quanh câu chuyện về một phù thủy huyền thoại trong vở kịch Odyssey của Homer mà trước đây chưa được khai thác.

Circe lớn lên dưới cung điện của bố, vị thần mặt trời Helios, lắng nghe những câu chuyện huyền thoại về trận chiến Titans và những mâu thuẫn giữa các vị thần. Như những kẻ bất tử, Helios tàn nhẫn, thất thường và bảo vệ vị thế.

Circe, nữ thần không có vẻ đẹp tuyệt trần hay sức mạnh đang kể nào, bị ra rìa dưới quyền lực của bố mình, và cũng không xứng đáng để gả hôn cho ai khác.

Mãi đến khi cô phải lòng một người phàm, cô mới nhận ra khả năng để ban phước và hãm hại của mình: năng lực biến hình. Đây là một sức mạnh khiến những người khác nhìn cô như một mối lo sợ. Đặc biệt là Helios.

Ông ta đày con gái mình đến một hòn đảo hoang; tại đây, cô có thể phát triển năng lực bằng dược thuật (phép thuật từ cây cỏ và hoa dại).

Mặc dù đôi lúc sẽ có thuyền của thủy thủ muốn nương nhờ tại hòn đảo, Circe bảo vệ bản thân cô bằng cách biến những gã đàn ông với ý định xấu thành những con lợn. Qua nhiều thế kỷ, qua nhiều lần chạm trán giữa các vị thần và con người ảnh hưởng đến sự tồn tại cô độc của cô.

Sau một cuộc gặp mặt Medea, cháu của cô, và một cảnh tượng sinh đẻ đầy mê hoặc, cuối cùng Circe cũng không thể chống lại sự liên kết của mình với những thế lực khác – buộc cô phải thể hiện sức mạnh, rời bỏ sự lưu đày và chọn số phận của mình.

“He showed me his scars, and in return he let me pretend that I had none.”

― Madeline Miller, Circe

Tác giả Miller, theo học tại Đại học Brown và giảng dạy về Thần thoại Hy lạp và tiếng Latin tại trường trung học, đã vẽ nên một bức tranh sống động về Hy lạp cổ xưa: tư duy của con người, vẻ đẹp của khung cảnh, và những chi tiết của cuộc sống hằng ngày. Sự mê hoặc trong thần thoại học, với phép thuật và bí ẩn và những câu chuyện về số phận, định mệnh, hội tụ trong sách ngoại văn “Circe”. Càng hay hơn nữa khi được viết qua ngòi bút của lăng kính một nữ tác giả.

Theo bạn, với những yếu tố thần thoại, Circe sẽ sớm được chuyển thành phim không? Comment bên dưới chia sẻ với Tino nhé.

Tham khảo Trisha Ping

[elementor-template id="33631"]