Ba mươi lăm năm sau lần đầu xuất bản, tác phẩm Drama of the Gifted Child của nhà tâm lý học Alice Miller đã trở thành cột mốc của một loại tuổi thơ đặc biệt – và cột mốc cho nhiều thế hệ tiểu thuyết gia đến sau. Như một trong những nhân vật của Meg Wolitzer tóm gọn trong bài thơ haiku trong tác phẩm The Interestings vào năm ngoái của cô:
My parents loved me
narcissistically, alas
and now I am sad.
Đây là lĩnh vực tác giả Celeste Ng khai phá, tuy không hoàn toàn ngắn gọn và cô đọng bằng, trong tác phẩm tiểu thuyết đầu tay cảm động tuyệt vời của cô, Everything I Never Told You.
Tiền đề cơ bản trong tác phẩm của Miller nói về những người bố bà mẹ thường có xu hướng phóng chiếu những nhu cầu chưa đạt được của mình lên con trẻ. Và những đứa trẻ nhạy cảm – nói cách khác, thiên tài – ấy sẽ dẹp qua những mong muốn của chính mình để nguôi ngoai những người bố mẹ bất mãn. Đó cũng là trường hợp nhân vật Lydia Lee của Celeste Ng trong Everything I Never Told You. Là con gái giữa trong một gia đình hỗn loạn, Lydia đã cố gắng thực hiện những mục tiêu chưa thành của bố mẹ như là mục tiêu của chính mình.
Ép bản thân mình học và giả vờ yêu thích bộ môn khoa học, cô chấp nhận trở thành bác sĩ khi người mẹ mắt xanh tóc vàng của cô chưa làm được. Cùng lúc ấy, cô đơn và trầm cảm, cô giả vờ có một cuộc sống xã hội mà cha cô, một người con ngượng ngịu của một gia đình Trung Hoa nhập cư, xem như là đỉnh cao thành tích ở Mỹ. Vào ngày sinh nhật thứ 16 của cô năm 1977, áp lực trở nên quá mức, và Lydia chết.
Đây không phải là hé lộ thông tin của truyện. Everything I Never Told You đã mở ra với dòng đầu, “Lydia is dead.” Điều mà tiểu thuyết này muốn gửi cho chúng ta không những câu chuyện nằm phía sau, mà còn cho ta thấy bi kịch này diễn ra như thế nào, và cái kết, khi bố mẹ Lydia, và anh chị em cô cố gắng vượt qua nỗi đau. Viết ở ngôi thứ ba, Celeste Ng bắt đầu với lịch sử gia đình, đặt nền cho cái chết của Lydia. Sau đó cô chuyển ý không tỳ vết đến những tuần sau cái chết, nổi bật với những mô tả đầy cảm xúc và chi tiết về cơn đau buồn – sự mệt mỏi và mất phương hướng, cú sốc và cơn giận dữ – khi những người xung quanh Lydia quay cuồng và dần lấy lại sự tỉnh táo.
Đâu đó lạc lối trong tất cả những điều này là chính bản thân Lydia. Từ khi bắt đầu, chúng ta đã cảm nhận thấy sự căng thẳng trong gia đình họ Lee, và điều tệ hại kích động đến lần lượt và không thể tránh khỏi.
Mẹ của Lydia rời bỏ gia đình để quay lại trường học,một sự hiểu lầm khiến cha cô tin rằng mình cũng phải thúc đẩy những mong muốn khác biệt của chính mình. Khi mẹ cô quay trở về, Lydia ngay lập tức đi vào trạng thái bù đắp. Thôi thúc trong cô để làm hài lòng bố mẹ – giữ gia đình gắn kết – được mô tả sắc sảo:
“She absorbed her parents’ dreams, quieting the reluctance that bubbled up within,”
Celeste Ng viết,
“Lydia knew what they wanted so desperately, even when they didn’t ask. Every time, it seemed such a small thing to trade for their happiness.”
(Tạm dịch: Cô tiếp nhận giấc mơ của bố mẹ, lắng xuống những miễn cưỡng sôi sục bên trong. Lydia biết những gì họ cực kỳ mong muốn, kể cả khi họ không nói gì. Mỗi lần như vậy, dường như chỉ một điều nhỏ bé có thể đánh đổi niềm vui của bố mẹ.”

Điều mà chúng ta không thấy, cho đến khi quá trễ, là tiếng chuông cảnh tỉnh. Có lẽ đó là một phần thiết yếu của cấu trúc Everything I Never Told You, một cách Celeste Ng dùng để tạo nên những căng thẳng trong tác phẩm ngay từ dòng đầu tiên. Trong một cuốn sách đầy cảm xúc như vậy, tuy nhiên, sự im lặng ở đây khá mâu thuẫn. Tất nhiên, Lydia giận dữ. Tất nhiên, tất cả những cảm xúc kìm nén ấy phải đi đâu đó. “How suffocating to be so loved,” Lydia nghĩ ở những giây phút cuối. Đó là một sự giác ngộ chúng ta có thể hiểu được, nhưng nó lại không được minh họa sâu sắc như những yếu tố khác trong tác phẩm.
Cũng giống như thế, sự giác ngộ của mẹ cô đến khá trễ. “Her daughter wanted more,” cô nhận ra. “It had been a lie.”
Đây là những lối chơi chữ, và có lẽ, đó là một dấu hiệu người đọc chúng ta cần nhiều hơn nữa. Everything I Never Told You là một tác phẩm được viết một cách tuyệt vời về những rối loạn và đau thương. Vâng, có thể cuốn sách sẽ không có vài ý, nhưng những ý xuất hiện trong tác phẩm sẽ liên tưởng và gắn kết sâu đậm với bất kỳ ai đã từng có bi kịch gia đình.
Theo Clea Simon
Đăng ký nhận cập nhật qua email mỗi khi có bài viết mới.