Câu chào/câu hỏi này được gửi đi như một lời khẳng định, rằng một số điều xót xa không thể bị phai nhòa – đặc biệt khi chúng ta nhớ về lịch sử bạo lực tại bán đảo Hàn Quốc. Phần lãnh địa này, cùng với Trung Hoa và Nhật Bản cạnh bên, và Nga nằm xa về phương Bắc, đã chịu vô số sự xâm lăng, chiến tranh, chủ nghĩa thục dân, xâm chiếm và các chế độ độc tài quân sự. Và chính bản thân Nam Hàn cũng được biết đến như Nơi của Buổi Sáng Bình Yên, cứ như phần còn lại của Đại Hàn là gã hàng xóm bạo ngược tầng trên với mái tóc hình thang luôn khoác lác về nơi cất giấu vũ khí hạt nhân của mình. Máu đã đổ, và đôi lúc máu đổ đã thấm dần vào chính con người tại bán đảo này.
Vào đầu những năm 1980, sau sự kiện ám sát tổng thống Park Chung-hee của chính quyền độc đoán Nam Hàn (cha của tổng thống đương nhiệm Park Geun-hye, nhưng hiện tại cũng đã bị kết án), quốc gia này – qua nhiều thế kỷ sống dưới kỷ cương luật quân sự – dường như sắp phải đối mặt với sự thay đổi lớn. Nền kinh tế suy giảm. Những biểu hiện suy giảm ngày càng tăng. Học sinh, giáo sư, nghệ sĩ và những người lao động – từng là những công dân không được trang bị vũ khí – đã biểu tình, đòi quyền bầu cử công bằng và tự do, nới bỏ luật quân sự tại chính đất nước mình. Chun Doo-hwan nhân cơ hội này đã tiến cử vào Nhà Xanh. Chun nắm giữ quyền lực và, sử dụng thế mạnh tại Nam Hàn của mình, tuyên bố xóa bỏ hoàn toàn luật quân sự tại Hàn Quốc. Hắn bãi bỏ các trường đại học, cấm những hoạt động chính trị và bắt những kẻ cầm đầu học sinh sinh viên cũng như những kẻ chống đối chính trị. Trật tự được đưa ra hầu hết mọi nơi tại Hàn Quốc, ngoài Gwangju.
Tại Gwangju, một thành phố nằm 160 dặm về phía nam Seoul, phiến quân hành hung vũ lực và thẳng tay không chỉ những người biểu tình mà cả những người đứng cạnh bên. Tuy nhiên, Gwangju đã tranh đấu lại. Người dân trang bị bằng tất cả những gì họ có, những người dân tại Gwangju đã đẩy phiến quân khỏi thành phố mình, và trong vòng 5 ngày của tháng Năm, thành phố đã có thể tự cai quản. Những người mẹ nấu ăn cho cộng động, tài xế taxi chở những người ủng hộ dân chủ bất kỳ nơi nào họ muốn đến. Một số cư dân xếp hàng quyên góp máu, và một số, còn trẻ chỉ mới học cấp hai, phụ giúp chăm sóc và nhận dạng những người đã khuất.
Đây là bối cảnh mà câu chuyện Human Acts của Han Kang bắt đầu. Dong-ho, một cậu bé 15 tuổi tìm kiếm xác người bạn thân mình, đã dừng lại tình nguyện cho nhà thể dục thành phố, nơi một số những thi thể khác được lưu trữ. Tác giả Han đã rất thông minh tập trung không phải về sự khủng khiếp trong công việc Dong-ho phải làm – công việc có thể khá dư thừa, đau lòng và dễ đoán – mà lại về sự vô vị của mọi thứ trong bối cảnh ấy:
There was nothing technically difficult about the tasks you’d been assigned. Seun-ju and Eun-sook had already done most of the heavy work, which involved covering plywood or Styrofoam boards with plastic, then lifting the corpses on top of these boards. They also washed the necks and faces with a cloth, ran a comb through the matted hair to tidy it a bit, then wrapped the bodies in plastic in an effort to combat the smell. In the meantime, you made a note in your ledger of gender, approximate age, what clothes they were wearing and what brand of shoes, and assigned each corpse a number. You then wrote the same number on a scrap of paper, pinned it to the corpse’s chest, and covered them up to the neck with one of the white cloths.
Qua công việc phân loại thi thể, Han dần ru chúng ta vào sự kinh hoàng, và trước khi bạn nhận ra thì bạn đã ở đó, ngay bên trong nhà thể dục, bàng hoàng trước những nỗi đau mà một người có thể chịu đựng và bài học giá trị từ công việc gội rửa và chăm sóc cho người đã khuất của những tình nguyện viên. Về cơ bản, chúng ta đang chứng kiến bức tranh nhân tính, và tự hỏi vì sao cùng là con người nhưng ở hai đầu đất nước lại khác nhau đến vậy.
Để khám phá bức tranh này, cách xếp ý văn phức điệu của tác phẩm đã có đầy đủ những nội dung cần thiết và tự nhiên. Mỗi chương là một bức chân dung tâm lý của một nhân vật bị ảnh hưởng bởi cuộc tàn sát Gwangju: Dong-ho, phân loại thi thể trong nhà thể dục; người bạn của cậu, đã bị giết bởi phiến quân (“Our bodies are piled on top of each other in the shape of a cross”); một biên tập viên đối mặt với cơ quan kiểm duyệt; một tù nhân bị tra tấn vì tham gia vào cuộc nổi dậy; một nữ công nhân vận động; mẹ của Dong-ho; và cuối cùng, chính bản thân tác giả Han Kang, với những quan sát của cô lúc chỉ vừa 9 tuổi, cái cách sự kiện trong 10 ngày vào tháng Năm 1980 này đã ảnh hưởng gián tiếp đến cô như thế nào.
Human Acts, cũng giống với tác phẩm The Vegetarian của Han Kang đã đoạt giải thưởng Booker International Prize, thể hiện khả năng sáng tạo và chiều sâu Han Kang có thể dùng để mô tả khung cảnh bạo lực. Nó cũng thể hiện một điều nữa, có lẽ cơ bản hơn: nghịch lý. Mỗi chương, cô khám phá điều xảy ra khi hai yếu tố dường như xa lạ và hoàn toàn trái ngược cùng tồn tại song song: khi sự ngây thơ bị bao trùm bởi bạo lực, khi cái chết tiếp tục quanh sự sống, khi những người sống sót khờ dại như những người đã mất, khi những tù nhân tự do vẫn cảm thấy tù túng và khi quá khứ trở thành hiện tại. Sự thu hút của những nghịch lý này đối với Han được minh chứng qua từng câu chữ. Ví dụ, một tình nguyện viên “wiped the face of a young man whose throat had been sliced open by a bayonet, his red uvula poking out.” Ở đây, red uvula poking out hình tượng như một đứa trẻ thè lưỡi, một sự mềm mại nhẹ nhàng cho hình ảnh sắc bén, ghê rợn trước đó. Và đó chính là vũ điệu ballet duyên dáng của Han giữa những dòng văn, được tái hiện một cách đầy nghệ thuật qua bản phiên dịch của Deborah Smith, khiến tuyệt tác đau lòng về cuộc nổi loạn Gwangju trở nên dễ đọc, hoàn toàn liên quan và thấu cảm sâu sắc.
Khi đọc Human Acts, nguyên gốc Hàn sẽ mang nghĩa Cậu bé tiến lại gần, sẽ khiến bạn không thể quên câu chào/câu hỏi đã được đề cập ban đầu ahnyoung hasehyo, “Bạn có đang an bình không?” Câu trả lời, gần như trên mọi mặt giấy, là một lời phủ định to tướng. Tiểu thuyết đau lòng này về cuộc nổi loạn Gwangju không hề có ý định khiến đọc giả an bình. Nó xé, nó ám ảnh, nó mơ, nó thương khóc, và cũng qua cách dẫn ngôi thứ hai, những nhân vật như đang kêu gọi chính bạn – liên tục – cho đến lúc bạn cảm nhận được mùi vị của cái chết, hoặc có thể tệ hơn, mùi vị của sự sống sót.
“Nhân loại là gì?” quyển sách hỏi. “Điều gì chúng ta phải làm để giữ nhân loại như bản chất của nó mà không trở thành một điều khác?” Câu hỏi này làm ta suy nghĩ lại câu chào/câu hỏi tiếng Hàn, và nhận ra hasehyo có thể trở thành một động từ tha thiết hơn nữa: như một câu lệnh. Human Acts tuyệt đẹp và gấp rút. Có thể đây không phải là dự tính ban đầu của Han, nhưng Human Acts của cô không chỉ chỉ ra bạo lực, nó còn kêu gọi để ngăn chặn. Vậy, làm cách nào chúng ta có thể níu giữ nhân loại như “bản chất của nó mà không trở thành một điều khác”? Nếu nhân loại bị vấy đục, và bạo lực, sự chèn ép và độc tài xuất hiện, thì liệu đó có phải là trách nhiệm của con người chúng ta để hành động và phản cự, một cách mạnh mẽ trong tất cả khả năng của mình?
Theo Nami Mun