Tôi chỉ vừa đọc xong tác phẩm và rất nóng lòng được trò chuyện cùng Melinda về nó. Sapiens: A Brief History of Humankind thực sự là một tác phẩm kích thích và vấn lên rất nhiều những câu hỏi về lịch sử hình thành của nhân loại mà tôi biết đó sẽ là những đề tài thú vị cho những cuộc trò chuyện trên bàn ăn. Thực ra, vào những tuần sau kỳ nghỉ xuân, chúng tôi vẫn bàn về Sapiens: A Brief History of Humankind.

Harari, một nhà sử giả người Do Thái, đã thực hiện một thử thách khó nhằn: kể lại câu chuyện lịch sử về chúng ta, chủng tộc loài người, chỉ trong vỏn vẹn 400 trang. Và tôi luôn ngưỡng mộ những tác giả với nỗ lực kết nối những vết chấm lịch sử của họ. Có thể không ai làm được điều ấy như David Christian qua những bài giảng về Big History của anh ấy, cô đọng 13.7 tỷ năm lịch sử, từ vụ nổ Big Bang, thành một khung sườn có hệ thống liên kết với sinh vật, vật lý, loài người, và khoa học xã hội. Tuy Harari chỉ quan tâm đến một khoảng thời gian ngắn hơn, vào 70,000 năm sau của lịch sử loài người, nhiệm vụ của anh cũng không dễ dàng hơn phần nào. Anh cố gắng giải thích cách chúng ta, giống loài Homo sapiens (theo nghĩa Latin là “người thông minh”), dần có thể thống trị Trái Đất và những điều còn chờ đợi chúng ta phía trước.

Hầu như mọi người đều cho rằng chúng ta là những cá thể nắm quyền, điều khiển tất cả những sinh vật khác. Nhưng Harari gợi nhắc rằng rất lâu kể cả trước khi chúng ta xây kim tự tháp, viết nên những giai điệu, hay đặt chân đến Mặt Trăng, chúng ta không hề đặc biệt.

The most important thing to know about prehistoric humans, is that they were insignificant animals with no more impact on their environment than gorillas, fireflies or jellyfish.

(Tạm dịch: Điều quan trọng nhất chúng ta cần biết về người tiền sử, là họ là những loài sinh vật tầm thường không gây ảnh hưởng gì đến môi trường cũng giống như loài khỉ đột, đom đóm hoặc sứa.)

Một trăm nghìn năm về trước, Homo sapiens chỉ là một trong những chủng loài của những chủng loài người khác, tất cả đều tranh đấu để nắm quyền. Cũng giống như ngày nay chúng ta nhìn thấy những loài gấu hay heo, thì ngày đó đã từng có những giống loài người khác nhau. Và khi tổ tiên của ta phần lớn sống tại Tây Phi, họ hàng của chúng ta, Homo neanderthalensis, còn biết đến với tên gọi Neanderthals, sống tại Châu Âu. Một giống loài khác, Homo erectus, tập trung chủ yếu ở Châu Á, và hòn đảo Java là nhà của Homo soloensis.

Đặt sách ngoại văn tiếng Anh Sapiens: A Brief History of Humankind của tác giả Yuval Noah Haruri tại Tinoreadingroom.com
@hemi_and_clyde

Mỗi giống loài đều thích nghi với môi trường sống của riêng nó. Một số sẽ là những gã thợ săn to cao, đồ sộ, trong khi số khác lại lùn tịt, làm vườn, nhặt quả. Và trước những khác biệt của các giống loài này, lịch sử lại minh chứng sự xuất hiện của lai giống qua nhiều giống loài. Những nhà khoa học đã vẽ lại bộ gen của người Neanderthal, và họ đã phát hiện rằng những người sống tại Châu Âu ngày nay chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ những tổ tiên Neanderthal ngày xưa. (Mà sẽ khiến cây gia đình của tôi thú vị hơn hẳn!)

Tất nhiên ngày nay, chúng ta chỉ nhìn thấy một chủng tộc còn tồn tại. Vậy làm cách nào những con người Homo sapiens như chúng ta lại thành công và những giống loại khác lại thất bại? Harari tin rằng đó là nhờ vào khả năng nhận thức đặc trưng của chúng ta tạo ra sự khác biệt ấy. Khoảng 70,000 năm về trước, Homo sapiens đã đi qua một “sự tiến hóa nhận thức,” sự tiến hóa nhận thức này đã cho chúng ta ưu điểm để vượt qua những đối thủ khác mà trải rộng từ Tây Phi đến khắp hành tinh.

Những giống loài khác dù thế vẫn sở hữu não bộ lớn, nhưng điều tạo nên sự thành công của Homo sapiens là vì chúng ta là những sinh vật duy nhất có thể đoàn kết trên diện rộng. Chúng ta biết cách tự tổ chức như những quốc gia, công ty, và tôn giáo, và điều này đã mang lại sức mạnh cho giống loài chúng ta để có thể thực hiện những nhiệm vụ khó nhằn. Khái niệm của Harari về “sự tiến hóa nhận thức” gợi tôi nhớ đến những ghi chú của David Christian trong Big History về phương pháp “collective learning,” khả năng để chia sẻ, lưu trữ, và xây dựng thông tin hoàn toàn tách biệt loài người chúng ta và cho phép ta vươn lên giữa các giống loài khác.

Một điều độc đáo nữa về lối viết của Harari là, anh tập trung đến sức mạnh của những câu chuyện và giai thoại để kết nối con người với nhau. Những chú khỉ đầu chó, sói, và những loài vật biết cách hoạt động theo nhóm, tất nhiên, nhưng nhóm của chúng được định nghĩa qua nút thắt xã hội và hạn chế số lượng những nhóm này. Homo sapiens có khả năng kết nối hàng triệu những người lạ mặt khắp nơi. Những ý tưởng như sự tự do, nhân quyền, Chúa Trời, luật lệ, và chủ nghĩa tư bản tồn tại trong trí tưởng tượng của ta, ấy vậy mà chúng vẫn có thể kết nối và thúc đẩy ta cùng thực hiện những nghĩa vụ phức tạp.

Tôi rất thích đọc Sapiens: A Brief History of Humankind, nhưng vẫn có một số những thiếu sót trong tác phẩm. Ví dụ, Harari cho rằng tiến hóa nông nghiệp là một trong những sai lầm lớn nhất của lịch sử con người. Ừ, nó cho phép những nền văn minh vươn lên, nhưng theo mức độ cá thể, anh viết, chúng ta tốt hơn vẫn nên giữ nguyên là kẻ săn – người nhặt. Khi làm nông dân, con người phải làm việc cực khổ hơn và chịu đựng hơn khi họ làm nghề cắt cỏ. Những xã hội nông nghiệp cũng tạo nên tầng lớp mà phần đông sẽ chịu làm thường dân và số ít sẽ thống trị, cai quản họ.

Đó hiển nhiên là một cuộc tranh luận, nhưng tôi không mấy được thuyết phục bởi nó. Đầu tiên, cho rằng chúng ta sẽ vui vẻ hơn khi vẫn là kẻ săn – người nhặt hơn khi chúng ta làm nông dân sẽ tạo nên một sự lựa chọn khi trên thực tế, lại không có sự lựa chọn nào cả. Cũng chẳng phải chúng ta có thể quay trở về thời gian và khởi đầu lại hay chúng ta thực hiện những phép thử để so sánh giữa hai lối sống. Điều thứ hai, tôi nghĩa Harari đánh giá thấp sự gian khổ khi làm kẻ săn – người nhặt. Anh cho rằng tỷ lệ tử vong và bạo lực sẽ thấp hơn khi chúng ta ở trong một xã hội kẻ săn – người nhặt thay vì một xã hội với sự tiến hóa nông nghiệp. Nhưng tuyệt nhiên bạo lực sẽ chiếm phần lớn vì sự cạnh tranh tài nguyên trong chúng ta. Một xã hội nông nghiệp có thể hỗ trợ rất nhiều người trên mỗi mét vuông hơn là một xã hội kẻ săn – người nhặt. Và để giữ mức độ dân số thấp, những mâu thuẫn là không thể tránh khỏi giữa những nhóm người săn – nhặt. Cuối cùng, việc cho rằng sự chuyển đổi thành nông nghiệp là một “sai lầm”, Harari đã bỏ qua sự thật rằng những xã hội nông nghiệp có thể thay đổi chuyên sâu, và sau cùng dẫn đến những ngôn ngữ mới, kỹ thuật khoa học mới, và nghệ thuật – tất cả những điều chúng ta trân trọng ngày nay.

Dù thế, tôi vẫn gợi ý cuốn sách này cho bất kỳ ai hứng thú, quan tâm đến lịch sử loài người. Cũng giống Big History, Sapiens: A Brief History of Humankind bao trùm tôi với hệ thống lịch sử của nó mà tôi có thể tiếp tục mở rộng với kiến thức của mình. Cùng lúc, Harari cũng kể câu chuyện lịch sử của chúng ta theo cách đơn giản khiến bạn khó lòng có thể đặt Sapiens: A Brief History of Humankind xuống. Anh sử dụng những ngôn từ sinh động, hình ảnh, và biểu đồ để minh họa quan điểm của mình. Anh cũng là một nhà văn lanh lợi, thêu dệt khéo léo những câu chuyện lịch sử thú vị, như tầm quan trọng của món dưa cải bắp trong việc khám phá đại dương và vì sao những chữ cái xuất hiện sớm nhất từ 5,000 năm trước sẽ khiến bạn choáng ngợp.

Tôi tin rằng rất nhiều đọc giả sẽ ưng ý với phần cuối của Sapiens: A Brief History of Humankind. Sau khi du hành qua hàng nghìn năm lịch sử, Harari càng mô tả triết lý hơn khi anh viết về những giống loài của chúng ta ngày nay và dự báo tương lai chúng ta sẽ sống trong. Anh tự hỏi liệu trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật di truyền, và những kỹ thuật khác có thể thay đổi giống loài của chúng ta.

Harari cũng vấn nên những câu hỏi căn bản về hạnh phúc. Giai đoạn nào trong lịch sử Homo sapiens chúng ta cảm thấy đong đầy nhất? Khi ta còn là kẻ săn – người bắn đuổi theo những chú voi ma-mút? Hay khi ta trở thành những người nông dân cày đất? Hay khi chúng ta vẫn còn là những thường dân sợ Chúa Trời vào thời Trung Cổ? Và hơn tất thảy, Harari hỏi: Chúng ta là ai? Và chúng ta đang hướng về điều gì?

Đó là những câu hỏi lớn và cũng muôn đời như chính lịch sử của chúng ta. Sau khi bạn đọc xong Sapiens: A Brief History of Humankind, tôi nghĩ, giống như tôi, bạn sẽ muốn tựu tập cùng một vài người bạn Homo sapiens của mình để trả lời những câu hỏi này.

Theo Gatesnotes

Bài viết trong chủ đề: