Nhưng khi đọc cuốn sách đầy thú vị của Archie Brown, The Myth of the Strong Leader, tôi có thể thấy hình ảnh của những người lãnh đạo như Suárez, thủ tướng của Tây Ban Nha từ năm 1976 đến năm 1981. Ông sở hữu những phong cách và năng lực lãnh đạo cực kỳ hiệu quả, và cực kỳ hiếm có.
Sau cái chết của Tướng quân Francisco Franco vào năm 1975, tình hình căng thẳng càng ngày càng tăng dần. Tây Ban Nha chỉ vừa thoát khỏi chủ nghĩa độc đoán sau gần bốn thế kỷ, và đối mặt với vô số những biến số của tương lai – một trong những biến số ấy lại khá đẫm máu. Suárez, một người cùng phe với Tướng quân Franco, có thể đứng lên cai trị giữa những mối đe dọa và sự ngăn chặn. Thay vào đó, ông lựa chọn để đưa các phe Đảng Cộng Sản và Đảng Xã Hội vào nề nếp. Thông qua những đàm phán, thỏa thuận, và một số những thủ thuật xây dựng liên minh đầy khéo léo, ông đã thuyết phục những người xung quanh mình tầm quan trọng của nền dân chủ và vì sao một quốc gia cần có nhiều chức trách ở nhiều cương vị, đồng thời vì sao Tây Ban Nha cần ngăn chặn những hành động táo bạo về chính trị và cuối cùng, có một chế độ hiến pháp tồn tại đến ngày nay. Nhìn chung, Suárez đã thuyết phục quốc hội được bổ nhiệm bởi Thủ tướng Franco – mà tại thời điểm này họ là ‘những thành phần ưu tú’ – để tự xóa bỏ và tạo nên thể chế chính trị bầu cử. Đối với các nhà học giả về lãnh đạo, thì thật khó để có thể hình dung được một hình mẫu kỹ năng lãnh đạo nào vượt trội hơn hành động này của Suárez.
Câu chuyện của Suárez là một trong những chuỗi câu chuyện và bài nghiên cứu trong tác phẩm The Myth of the Strong Leader của Brown – đây cũng là điều khiến cuốn sách trở nên quá đỗi quan trọng và khác thường. Trong khi hầu hết những tác phẩm khác đều về lãnh đạo chính trị qua niên đại, vạch ra sự phát triển và suy tàn của những nhà lãnh đạo qua nhiều thời kỳ, thì cuốn sách này lại nói về sự phân loại giữa những nhà lãnh đạo ấy. Brown đã nghiên cứu kỹ những đặc trưng và xu hướng mà các nhà lãnh đạo thường thể hiện, và xếp loại họ như một cách để hiểu tốt hơn về cái tôi, những động lực, và thái độ tạo nên quá nhiều bước đi, cũng như sự cam chịu, trên toàn thế giới. Xuyên suốt The Myth of the Strong Leader, Brown đề ra một cách để nhìn nhận về những thử thách chúng ta phải đối mặt ngày nay – và những con người chúng ta trao niềm tin để giải quyết các vấn đề/thử thách ấy.
Lập luận cốt lõi của Brown chính là những gì tiêu đề của The Myth of the Strong Leader đã nêu: dẫu cho sự ấn định về quyền lực phải là người có tố chất tích cực, những nhà lãnh đạo mạnh mẽ – những người tập trung quyền lực và quyết định được đưa ra bởi chính họ – không nhất thiết là những người lãnh đạo tài giỏi. Mặt khác, Brown cho rằng những nhà lãnh đạo có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn đằng sau bàn giấy, và cải thiện hàng triệu cuộc sống, cũng là những người có nhiệm vụ hợp tác, ủy thác và đàm phán; cũng là những người nhận ra không ai kể cả chính họ có tất cả câu trả lời cho mọi điều xảy ra trên thế giới.
Để chứng minh lập luận của mình, Brown đã phân loại những nhà lãnh đạo thành công thành hai loại. “Redefining leaders” thay đổi một cách triệt để cảnh quan chính trị, không phải bằng việc kiếm tìm một nền tảng chung mà qua việc điều hướng nền tảng ấy theo ý mình. Brown đã đưa Franklin Delano Roosevelt và Lyndon Baines Johnson vào danh mục này, bởi vì một vài những thành tựu tiêu biểu của họ – Thỏa thuận mới của FDR, Cuộc chiến xóa bỏ Nghèo đói của LBJ và sự hy sinh cho quyền công dân – đã tạo ra rất nhiều ảnh hưởng lớn và lâu dài cho xã hội Mỹ. Chúng ta thường cho rằng những người đàn ông này là những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, và theo cách nào đó chúng ta đã đúng. Nhưng Brown viết nên một mặt khác của câu chuyện: bởi vì những thước đo cân bằng của hệ thống chính trị Mỹ, dựa theo những sắc lệnh mà, cả FDR và LBJ đều không có khả năng cai trị/lãnh đạo. Quyền lực của họ đều đơn giản chỉ dựa trên năng lực thuyết phục – để thuyết phục đồng nghiệp của mình trong Nhà Nước, và người dân Mỹ, hiểu và ủng hộ quan điểm của chính họ.
“Transformational leaders”, Brown cho rằng, là những nhà lãnh đạo tiên tiến hơn, bằng việc chuyến hóa một cách cơ bản hệ thống chính trị và kinh tế. Nếu bạn nhụt chí vì hiếm khi thấy một Tổng thống Mỹ dám nắn chỉnh hệ thống chính trị và kinh tế, thì hãy xem vào ví dụ phân tích điển hình của Brown về một nhà lãnh đạo Mỹ có tính chuyển đổi cuối cùng, Abraham Lincoln. “Transformational leaders” là những người, như Suárez, chuyển đổi đất nước của mình thành một nơi hoàn toàn khác biệt sau khi họ rời đi. Và trong danh mục này, Brown liệt kê những nhà lãnh đạo như Charles de Gaulle, Mikhail Gorbachev, Deng Xiaoping, và Nelson Mandela.
Chúng ta không cần tìm kiếm xa vời những minh chứng để so sánh giữa lãnh đạo mạnh và lãnh đạo tốt. Và như Brown mô tả, bạn hãy nghĩ về lần cuối bạn nghe một người nào đó nói, “Chúng ta cần một nhà lãnh đạo yếu kém.” Sẽ ít ai có thể nói ra những điều như vậy, và vì thế, chúng ta không cần tìm kiếm xa vời nếu hình mẫu duy nhất xã hội chỉ có thể tạo ra là ‘nhà lãnh đạo mạnh mẽ’.
[irp]Brown đã làm một công việc tuyệt vời, thể hiện cho chúng ta những tố chất giống nhau của những nhà lãnh đạo có thể cai trị, từ những tình huống nhẹ nhàng nhất, đến những quyết định tệ hại nhất – và, trong hầu hết những ví dụ cực đoan, cho đến cái chết và sự chịu đựng trên một quy mô lớn. Những phẩm chất này có thể được xem là một đức tin, rằng đối với nhà lãnh đạo, ông ấy hay bà ấy – và thường là ông ấy – là người duy nhất biết rằng điều gì thực sự cần thiết cho quốc gia mình, và cũng là người duy nhất mang lại được điều ấy.
Và mối hiểm họa trong những loại hình này thường khá hiển nhiên nếu bạn cân nhắc một số những ví dụ của Brown: Hitler, Stalin, Mussolini, và Mao. Dù câu chuyện của những nhà lãnh đạo này khá nổi tiếng, nhưng bạn cũng đừng nên bỏ qua những phân tích sâu rộng, đáng đọc của Brown về thời kỳ phồn thịnh và cai trị của từng nhà lãnh đạo nguy hiểm trên.
Một trong số những điều hấp dẫn của The Myth of the Strong Leader là về những nhà lãnh đạo ở đầu kia của câu chuyện – những người không được lưu đọng trong sách vở lịch sử. Những người này không đề cao sự chính xác của mình hoặc đòi hỏi sức mạnh tối ưu. Và ấy vậy mà, họ vẫn thể hiện được cái nét lãnh đạo chỉ đơn thuần bằng việc cùng làm việc với những người khác và đưa ra lời khuyên khi cần.
Tuy tác phẩm The Myth of the Strong Leader nói về lãnh đạo chính trị, nhưng bạn sẽ học được và hiểu sâu hơn nhiều điều từ những bài phân tích của Brown.
Và với công việc của tôi trong thế giới kinh doanh, tôi đã chứng kiến trực tiếp sự nguy hiểm và thiếu hiệu quả những người lãnh đạo/quản lý có thể tạo ra khi làm việc một mình – và sẽ tốt như thế nào khi họ cùng làm với những người khác. Những nhà lãnh đạo tài giỏi sẽ thử thách bản thân họ, mang đến những cái nhìn mới hơn và những lời khuyên chuyên sâu hơn, và không chỉ cân nhắc mà còn cân nhắc một cách nghiêm túc các quan điểm dù chúng trái lập với nhau.
Trong những công việc nền tảng của chúng ta trong môi trường sức khỏe toàn cầu, chúng ta đã thấy hết thời kỳ này đến thời kỳ khác rằng chúng ta không thể được điều phối bởi chỉ một nhà lãnh đạo, dù họ có mạnh mẽ đến mức nào. Hãy lấy ví dụ của việc diệt trừ căn bệnh bại liệt. Nhiều thế kỷ qua, căn bệnh này đã càn quét Ấn Độ – và những lối nghĩ thông thường sẽ là vì quốc gia này chỉ đơn giản quá to lớn, những cộng đồng địa phương của nó quá xa vời, và sự nghèo đói trải quá rộng lớn để có thể ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh. Nhưng vào năm 2012, chính phủ Ấn Độ đã phối hợp cùng cộng đồng y tế toàn cầu, dẫu cho những khó khăn trên. Một chiến dịch vắc-xin với quy mô lớn lưu động và kêu gọi hơn 2 triệu người tình nguyện, những nhà lãnh đạo cộng đồng, và những nhân viên y tế sẵn sàng ứng biến và thay đổi, không chịu bỏ mặc bất kỳ một đứa trẻ nào. UNICEF cũng hỗ trợ thực hiện. WHO cũng giúp thu hẹp vi khuẩn của căn bệnh này và cung cấp những dụng cụ y khoa cần thiết. Đồng nghiệp của tôi tại hiệp hội, làm việc cùng tổ chức Rotary International và CDC, đã hỗ trợ thêm và cung cấp những kiến thức chuyên môn. Cuối cùng, chúng ta có thể thấy những kết quả đạt được từ sự nỗ lực của một nhà lãnh đạo như Suárez và những người khác: phối hợp, khiêm tốn, và sẵn sàng lắng nghe.
Dù chúng ta là hoặc không là những nhà nghiên cứu điên cuồng về chính trị, chúng ta vẫn có thể học rất nhiều điều từ The Myth of the Strong Leader của Brown.
Theo Gatesnotes
Đăng ký nhận cập nhật qua email mỗi khi có bài viết mới.