Trong cuốn sách The Secret Lives of Color, Kassia St. Clair đã thay đổi cách đọc giả chúng ta hiểu về màu sắc qua lịch sử của chúng.
Được phân loại 75 sắc màu qua các trang, tác phẩm của St. Clair đã đi sâu vào những câu chuyện gốc, những điều khó hiểu, những khái niệm văn hóa, và những sự thật ít ai biết đằng sau từng gam màu sắc – từ màu hồng đã từng bị cho là rác rưởi đến màu nâu trong chiến thuật quân sự – và tất cả tạo nên một bộ sưu tập sắc màu bạn khó lòng đặt xuống được. Dưới đây là một số những màu sắc Tino thích bạn nhé.
1.

Viking/Penguin
Vào năm 1979, sau một thập kỷ nước Mỹ phải đối mặt với sự đi lên của nạn dùng thuốc và nạn bạo lực, Giáo sư Alexander Schauss tuyên bố ông đã tìm ra phương thuốc cho sự giận dữ: màu hồng. Schauss dựa theo lý thuyết này để thử nghiệm một năm, và nhận thấy những nam giới trẻ tuổi khi nhìn vào màu hồng trong vòng một phút lập tức trở nên yếu đuối hơn những nam giới dành một phút nhìn vào màu xanh thẳm đại dương.
Khi hai sĩ quan tại Trung tâm Cải tạo Hải quân Mỹ ở Seattle quyết định sơn một trong những phòng tù theo màu hồng của Schauss – bằng cách thêm một chút ánh đỏ bóng vào màu hồng gốc, và dựa theo tác giả St. Clair, đó là “gam màu hồng hoàn hảo của Pepto-Bismol” – nạn bạo lực xuất hiện trong phân khu đã ngưng hoàn toàn trong vòng 156 ngày. Hiên viên sĩ quan Baker và Miller đã được giới truyền thông mời phát biểu về khám phá của họ, nhưng thực chất những khám phá này luôn là đề tài tranh cãi trong giới học thuật. Ngày nay, màu hồng Baker-Miller chỉ còn khá hiếm.
2.

Viking/Penguin
Tin hay không tùy bạn, nhưng đã có một người phụ nữ đầu tiên bị kêu là “nhỏ tóc vàng ngu ngốc” (dumb blonde). Tên của cô là Rosalie Duthé, cô cực kỳ xinh đẹp, và được sinh ra ở thế kỷ thứ 18 tại Pháp. Với vẻ đẹp từ rất sớm, bố mẹ cô đã gửi cô vào tu viện khi còn là một cô gái nhỏ để tránh những gã đàn ông dòm ngó, nhưng kết cục cô lại rời bỏ tu viện và đến với một gã đàn ông giàu có người Anh. Sau khi lấy hết tiền của hắn, Duthé trở thành một vũ công, gái hạng sang, người mẫu chụp hình nude, và một hình mẫu phụ nữ của giới truyền thông bấy giờ – mà qua phong cách sống và danh tiếng bạn có thể gọi là “ngu ngốc”.
Tiếng tăm của cô nổi đến mức cô được châm biếm lại trong vở kịch năm 1775 tại Paris mang tên Les Curiosités de la Foire.
3.

Viking/Penguin
Nguồn gốc của màu cam ít nhiều là một phần của miền nam nước Pháp, Ngôi nhà Cam (House of Orange) – và cụ thể là một phần của công tước William đời đầu, Hoàn tử Cam (Prince of Orange) – và cũng là một phần thiết yếu trong lịch sử hình thành của Hà Lan. Lòng trung thành của người Hà Lan với William I (hậu duệ của những người trong dòng dõi gia đình hoàng tộc Hà Lan) mạnh đến mức màu cam trở thành màu chủ đạo của quốc gia này.
Điều này có nghĩa những bức chân dung của thành viên trong bất kỳ gia đình nào đều được bọc bởi một lớp vải cam. Trước đây lá cờ Hà Lan màu xanh dương, trắng, và cam, cho đến khi các chuyên gia nhận ra họ không thể tìm được một màu cam nguyên thủy nào làm thuốc nhuộm mà không phai theo thời gian. (Ngày nay, cờ Hà Lan có màu xanh, trắng, và đỏ.) Điều thú vị nhất, là sự ảnh hưởng của màu cam lên cà rốt. Dựa theo tác giả St. Clair: “Nguyên gốc đây là một loại củ cứng và đắng từ miền nam nước Mỹ, trước thế kỷ thứ 17 cà rốt có màu tím và vàng. Sau hơn 100 năm, những nông dân Hà Lan đã lai giống chọn lọc cà rốt để sản sinh ra màu cam.”
4.

Viking/Penguin
Mọi người đã mô tả gam màu xanh dương là “điện” kể từ cuối thể kỷ thứ 19, ngay lúc Thomas Edison đang nỗ lực dùng điện để sản xuất ra bóng đèn. Trong bài báo năm 1874 của một thương nhân bán vải người Anh, ông đã mô tả một mảnh vải nhung được mô tả có màu “xanh dương điện đậm,” và một chiếc váy trong bài báo năm 1883 của thời báo Young Ladies cũng xuất hiện lại màu xanh này.
Mối liên hệ liên tục xuất hiện cho đến ngày nay. Bạn có thể xem màu xanh điện ở các ấn phẩm liên quan đến công nghệ tương lai như bộ phim Minority Report hoặc Tron, màu ngã xanh vẫn xuất hiện trong phim Inception, và tất nhiên, Wall-E.
5.

Viking/Penguin
Màu ngọc lục bảo khá hiếm, mỏng manh, và là những viên đá quý giá trị cao thường được tìm thấy tại Pakistan, Ấn Độ, Zambia, và một số khu vực tại Nam Mỹ. Một viên đá xanh lục bảo có tên gọi Bahia, đã là tâm điểm của rất nhiều sự tranh cãi. Được khai khoáng tại Brazil vào năm 2001, cân nặng phi thường của Bahia lên đến 840 pounds (khoảng 380kg – “bằng cân nặng của một con gấu Bắc Cực đực,” St. Clair viết) và được phân tích Bahia có thể chứa lên đến 180,000 carats!
Từ khám phá này, viên đá đã là chủ đề của rất nhiều vụ trộm khét tiếng. Một thời điểm viên đá được liệt kê trên eBay với giá mua nóng là $75 triệu đô; cho đến hôm nay, viên đá đã là chủ đề của một vụ kiện tụng California lớn mà hơn tá người cho rằng họ đã đặt mua sòng phẳng qua eBay. Trong thời gian ấy, Brazil vẫn đấu tranh dành lại Bahia vì giá trị của Bahia hiện tại đã lên đến $400 triệu đô.
6.

Viking/Penguin
Obsidian, còn được biết với tên gọi thủy tinh núi lửa, từ lâu được sử dụng cho những cộng đồng tâm linh và huyền bí. Một mảnh đá – hình một chiếc dĩa dày, bóng với một tay cầm nhỏ, hiện đang nằm ở Bảo tàng Anh tại London – đã được săn lùng từ lúc chiếc dĩa được tạo ra lần đầu bởi người Aztecs cổ đại, để tôn sùng thần khói Tezcatlipoca của họ. Tấm gương được mang vào Châu Âu sau khi người Cortés xâm lược Mexico ngày nay, và về sau rơi vào tay của nhà chiêm tinh và triết học của nữ hoàng Elizabeth mang tên Dr. John Dee.
Mọi người cho rằng Dr. Dee sử dụng tâm gương để “gọi linh hồn của ông,” và những hoạt động này lại cực kỳ bất thường tại thời điểm ấy. Dee không những tin vào những điều huyền bí, anh còn là cố vấn của nữ hoàng, và được cho rằng biết được nhiều thông tin bằng cách “trò chuyện cùng thiên thần” qua tấm gương và lên đồng. Khi Thiên Chúa Giáo trở nên hoang tưởng và ám ảnh với ác quỷ và ma thuật cuối thế kỷ thứ 16, mọi vật thể màu đen đều được cho rằng chất chứa ác quỷ bên trong. Và việc chiếc gương không bị phá hủy không hoàn toàn là điều may mắn – bởi vì khi nhận được lời khuyên từ những thiên thần qua chiếc gương, Dee đã đốt 28 chương ghi chép và nghiên cứu thuật lên đồng, và các tài liệu huyền học ấy đã không còn tồn tại đến ngày nay.
7.

Viking/Penguin
Bạc không chỉ là màu của giá trị, nhưng nó còn có cả một lịch sử lâu dài gắn liền với tín ngưỡng và thần thoại. Truyện dân gian của người Scotland, một nhành cây bằng bạc có một quả táo bạc được cho rằng sẽ giúp mở cánh cửa đến thế giới thần tiên. Quả táo cũng sẽ thay màu khi tiếp xúc với chất đọc, vì thế người Scotland quan niệm sử dụng tất cả đồ đạc bàn ăn bằng bạc. Khi thị trấn Greifswald, Đức có tin đồn bị tàn phá bởi người sói và giữa thế kỷ thứ 17, người dân đã chiến đấu bằng những quả banh bạc. Giai thoại vẫn tiếp tục, và con người cho rằng bạc có thể giết tất cả quái vật, từ người sói đến ma cà rồng.
8.

Viking/Penguin
Màu nâu sẫm đã từng là đề tài rất khó chịu qua hơn một thế kỷ. Vào những năm 1880, một họa sĩ và giáo viên người Mỹ mang tên Albert Henry Munsell đã tìm cách tiêu chuẩn hóa bản đồ màu sắc. Vào năm 1930, sau khi được chỉnh sửa và hợp nhất các tên gọi màu sắc, A. Maerz và M.R. Paul xuất bản cuốn sách Dictionary of Color – tài liệu quý giá được sử dụng đến ngày nay.
Định nghĩa màu sắc là một công việc cực kỳ khó khăn, và màu nâu sẫm là điều bực mình nhất. Cơ bản theo tiếng Pháp taupe có nghĩa là “chuột chũi,” một gam màu có ở tất cả mọi nơi. Nhưng Maerz và Paul dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về taupe. Họ đi đến những bảo tàng về thú tại Mỹ và Pháp để xem những mẫu khám định từ giống loài Talpa và những biến thể khác. Màu nâu sẫm bao gồm, theo lời của họ, “một sự kết hợp đúng đắn giữa một màu sắc trung lập của chuột chũi tại Pháp.” Và theo tác giả St. Clair, “màu nâu sẫm đã tiếp tục nhiễu loạn đến bây giờ.”
9.

Viking/Penguin
Những năm 1870 tại Pháp, các học viện nghệ thuật đã bị ám ảnh với màu tím – và họ cực kỳ ghét chúng. Khi Edgar Degas, Claude Monet, Paul Cézanne, và Camille Pissarro – những họa sĩ theo trường phái nghệ thuật ấn tượng – thành lập Tập Thể Vô Danh những họa sĩ, điêu khắc gia, nhà in ấn,…buổi triển lãm đầu tiên của họ, theo St. Clair, là một “sự khẳng định, một lời kêu gọi, và quan trọng hơn hết, một sự hổ thẹn của học viện Académie des Beaux-Arts.”
Những lời phê bình Tập Thể đã rất gay gắt, cụ thể họ tập trung vào sự xuất hiện của màu tím trong các tác phẩm. Họ dần tin rằng những họa sĩ này đang gặp nguy hiểm lớn, và có thể đang mắc chứng bệnh có tên gọi “violettomania” (hội chứng màu tím). Một nhà phê bình so sánh quá trình xuất hiện của màu tím trong tác phẩm của Pissarro là một sự hoang tưởng thần kinh. Và những người khác giả thuyết các họa sĩ này có thể nhìn thấy thế giới chỉ với một màu tím, hậu quả của việc dành quá nhiều thời gian ngoài nắng. Ai lại biết được một sắc màu có thể nghiêm trọng đến mức như vậy các bạn nhỉ?
Theo Arianna Rebolini
Đăng ký nhận cập nhật qua email mỗi khi có bài viết mới.