Đọc nhanh
9 Cách nhận biết bạn bị chán đọc sách
5 Nguyên nhân phổ biến dẫn đến reading slump
9 Cách giúp bạn thoát khỏi chán đọc sách
12 Hoạt động thay thế bạn có thể làm khi chán đọc sách
Chán đọc sách là điều thường thấy của người đọc sách. Nó xảy ra với hầu hết những người đọc tận tâm và chuyên cần nhất.
Chúng ta đã từng rơi vào hoàn cảnh này: Bạn đang đọc một cuốn sách, và bỗng dưng bạn không còn hứng thú với nó nữa. Bạn cố gắng đọc hàng giờ, nhưng tâm trí không thể tập trung. Bạn thử chọn một cuốn sách khác để đọc, và xu hướng này lặp lại.
Đây được gọi là “Reading Slump” (Bệnh chán đọc).
Bài viết này Tino sẽ tổng hợp tất cả những gì bạn cần biết về việc chán đọc và cách vượt qua. Bài viết cũng bao gồm list những hoạt động thay thế liên quan đến sách hoặc văn học mà người đọc có thể làm khi chán đọc. Bạn cũng sẽ có vài mẹo hay để vực dậy tinh thần và yêu đọc sách trở lại đấy!
Chán đọc là gì?
Chán đọc là khi bạn mất hứng thú với việc đọc sách. Khi bạn đọc một cuốn sách nhưng tâm trí không theo kịp, và bạn cũng không muốn tiếp tục đọc. Bạn biết mình chán đọc sách khi bạn cố gắng đọc sách nhưng không thể tập trung, và bất kỳ nỗ lực nào những con chữ trên trang giấy đều không còn sức hấp dẫn nữa.
Khi bạn cầm cuốn sách lên, kể cả những cuốn sách bạn yêu thích, nhưng không khác gì một quả tạ nghìn cân.
Theo Từ điển Urban Dictionary, bệnh chán đọc được định nghĩa là “cơn ác mộng tệ nhất của người đọc sách” và “không thể mở sách ra đọc vì bạn không thể, chỉ đơn giản là không thể.”
Các loại reading slump? Chúng có khác nhau không?
Chán đọc có nhiều loại và nhiều lý do. Một vài loại chán đọc phổ biến bao gồm “Mình đã đọc quá nhiều sách” (nên không muốn đọc nữa), “Mình không biết đọc gì kế tiếp” (nên tạm nghỉ một thời gian), và “đã quá lâu từ khi mình đọc một cuốn sách” (liệu có nên đọc sách trở lại). Tuỳ vào lý do bạn chán đọc sách sẽ có cách để bạn thoát khỏi nó.
Vì sao bạn lại chán đọc sách?
Bệnh chán đọc có thể xảy ra vì nhiều lý do, từ một lối sống bận rộn đến sự thay đổi lớn và đột ngột trong cuộc sống (như dọn nhà hoặc nhận công việc mới).
Bệnh chán đọc có thể xuất hiện khi bạn thiếu động lực hoặc chỉ đơn giản không tìm thấy một cuốn sách hay để đọc.
Bệnh chán đọc có thể xảy ra với bất kỳ người đọc sách nào, kể cả những bạn tận tâm với việc đọc sách nhất.
9 Cách nhận biết bạn bị chán đọc sách
Bạn biết bạn đã chán đọc sách khi bạn… không muốn đọc sách, cảm thấy quá sức hoặc không hứng thú, khó khăn để tập trung khi đọc sách. Nếu bạn không có năng lượng hoặc động lực để tìm sách đọc, rất có thể bạn đã (đang) chán đọc sách.
Một vài dấu hiệu khác bao gồm đọc sách và không thể nhớ được nội dung đang đọc hoặc cứ đọc tới đọc lui một đoạn văn hoặc một trang mà không tiến về phía trước.
Khi người đọc sách bị chán đọc, hoạt động này trở nên việt dã và không còn là một sở thích. Một vài những dấu hiệu bao gồm:
- Bạn thiếu động lực đọc sách
- Bạn không thể tìm cuốn sách hoàn hảo để đọc
- Bạn mất kết nối với sách và việc đọc sách
- Bạn không thể tập trung đọc sách trong một khoảng thời gian dài.
- Bạn liên tục cần đọc lại đoạn văn hoặc trang sách.
- Bạn không thể nhớ những gì đã đọc.
- Bạn cảm thấy quá sức với việc đọc sách và không chọn được sách phù hợp.
- Bạn căng thẳng vì lượng nội dung cần đọc quá nhiều.
- Bạn không hứng thú với chồng sách chưa đọc còn dang dở của bản thân mình.
Nếu bạn cảm thấy như thế này, bạn nên dành một ít thời gian nghỉ ngơi khỏi việc đọc sách và thử một vài hoạt động thay thế bên dưới nhé.
Vì sao bạn mất cảm hứng đọc sách?
Có thể bởi vì nhiều lý do. Do bạn stress hoặc mệt mỏi sau khi đi học đi làm về, không thể mua được sách bạn thực sự hứng thú, quá nhiều thời gian dành cho các thiết bị điện tử, truyền hình, hoặc chỉ đơn giản là không có động lực.
Bạn có thể dành ít thời gian suy ngẫm về lý do tạo nên sự chán đọc của mình. Nghỉ ngơi một tí, thử một điều gì mới, và quay trở lại đọc sách khi bạn sẵn sàng nhé.
Bệnh chán đọc kéo dài trong bao lâu?
Chán đọc có thể kéo dài một ngày, đôi khi một vài tuần, hoặc vài năm. Bạn chán đọc theo một dòng thời gian hoàn toàn khác với chán đọc của những người đọc sách khác.
5 Nguyên nhân phổ biến của việc chán đọc sách
Nếu bạn đang chán đọc, có thể bạn băn khoăn vì sao mình lại như thế ngay từ đầu. Bên dưới là một vài nguyên nhân thường gặp cho việc chán đọc sách:
1. Bạn cố gắng đọc quá nhiều sách
Khi bạn cố gắng đọc quá nhiều sách rất dễ cảm thấy quá sức và mất tập trung. Thay vào đó, bạn hãy đọc một cuốn sách một lần cho đến khi hoàn tất.
2. Bạn đọc sách không hứng thú mình
Rất quan trọng bạn đọc cuốn sách mà bạn hào hứng. Đừng ép bản thân đọc một điều gì chỉ bởi vì nội dung tốt cho bạn hoặc tất cả mọi người đều đọc cuốn sách ấy. Nếu bạn không cảm thấy thích thú, hãy dừng lại và tìm cuốn sách khác. Cuộc sống quá ngắn để đọc một cuốn sách không mang lại cho bạn niềm vui.
3. Cuộc sống và công việc bận rộn
Chúng ta đều trải qua những khoảng thời gian bận rộn trong cuộc sống. Có thể bạn bắt đầu một công việc mới, hay chăm sóc người nhà. Dù là gì đi nữa bạn có thể dành thời gian nghỉ ngơi và tạm ngừng đọc sách khi quá bận rộn. Chỉ đừng quên cầm sách lên và đọc sau khi mọi thứ đã ổn thoả nhé!
4. Bạn đọc quá nhiều sách cùng thể loại
Nếu bạn đọc quá nhiều sách cùng thể loại, có thể đã đến lúc thử một thể loại mới. Bước khỏi vùng an toàn để khôi phục tình yêu đọc sách của mình. Thử sách ở thể loại bạn chưa từng đọc bao giờ, hoặc hỏi một người bạn, một người bán sách, hoặc thủ thư để họ giới thiệu cho bạn thể loại họ yêu thích.
5. Bạn đọc sách quá dày, quá dài
Nếu bạn thường đọc những cuốn sách trên 600 trang, có thể đã đến lúc cần tiết giảm lại. Đôi lúc, đọc một cuốn sách ngắn có thể giúp chu kỳ chán đọc giảm đi bởi vì bạn có thể đọc xong cuốn sách và cảm thấy mình vừa đạt được một cột mốc.
9 Cách giúp bạn thoát khỏi reading slump
Nếu bạn đang chán đọc sách, phản ứng đầu tiên là bạn muốn quay trở về thời gian trước đây khi sở thích này vẫn còn hào hứng. Dưới đây là 9 mẹo giúp bạn thoát khỏi việc chán đọc:
1. Tạm dừng đọc sách hoàn toàn
Đôi lúc bạn cần một khoảng nghỉ hoàn toàn để tâm trí không bị vướng bận, níu kéo. Thử làm các hoạt động khác bạn yêu thích, như nghe nhạc, dành thời gian cho bạn bè và gia đình, hoặc đi xem phim.
2. Khởi đầu lại bằng một cuốn sách ngắn hơn
Như bài viết có đề cập, đôi lúc đọc một cuốn sách ngắn hơn có thể giúp bạn thoát khỏi việc chán đọc bởi vì bạn có thể hoàn thành sách và cảm thấy bản thân đạt được một thành tựu nhỏ. Bạn hãy thử một tập truyện ngắn (short stories), thơ văn hoặc đọc tạp chí.
3. Tìm một cuốn sách bạn hào hứng đọc
Rất quan trọng bạn tìm được những cuốn sách bạn thích đọc. Đừng ép bản thân đọc chỉ bởi vì cuốn sách ấy rất hay và bổ ích cho bạn.
4. Dành thời gian đọc chậm rãi
Không có deadline, không gấp rút! Nếu bạn cảm thấy khó tập trung, hãy thử dành thời gian và đọc ít mỗi ngày cho đến khi bạn hoàn thành cuốn sách. Chậm rãi và chắc chắn sẽ giúp bạn dành chiến thắng.
5. Thử sức dòng sách mới, thể loại mới
Có thể cuốn sách cuối cùng bạn đọc trước khi bạn bị chán đọc sách… thực sự không dành cho bạn. Hãy quay trở về loại sách bạn thích nhất, đừng bị rào cản văn học, thử một điều gì mới mẻ. Chọn lọc 1 chồng những cuốn sách mới lạ và đọc một vài trang cho đến khi có điểm gì thu hút sự chú ý của bạn trong những cuốn sách ấy.
6. Thay đổi hình thức đọc sách
Có rất nhiều cách để đọc một cuốn sách. Bạn có thể đọc qua ebook (sách kỹ thuật số), audiobook (sách âm thanh), hoặc sách giấy truyền thống. Nếu bạn khó tập trung đọc sách giấy hoặc ngồi yên một chỗ, hãy lắng nghe qua audiobook khi làm việc nhà hoặc tập thể dục. Nếu bạn muốn ngồi yên và thư giãn, hãy dừng audiobook lại và cầm sách giấy hoặc ebook lên đọc.
7. Chọn không gian phù hợp
Thay đổi môi trường đọc sách cũng rất hữu ích. Nếu thời tiết thoải mái, mát mẻ, bạn có thể cầm cuốn sách và đọc ngoài hiên hoặc lan can. Nếu bạn có nhiều thời gian rãnh, hãy dọn dẹp phòng, cầm theo chăn, đốt nến thơm, pha cốc nước bạn yêu thích, một ít đồ ăn vặt và tạo một không khí đọc sách ấm áp dành riêng cho bạn.
8. Nhận thức về thời gian bạn dành cho mạng xã hội và điện thoại
Điện thoại và internet vừa có thể là những công cụ tuyệt vời, nhưng cũng có thể là những ảnh hưởng xấu với việc đọc sách của bạn. Khi bạn cảm thấy khó khăn đọc sách, hoặc bị chán đọc, bạn nên tắt thông báo và chống lại sự cám dỗ của việc sử dụng điện thoại mỗi phút. Nếu bạn tham gia vào một câu lạc bộ sách, cũng cố gắng ngừng lướt mạng xã hội một tí. Đôi lúc bạn sẽ bị peer pressure khi thấy những người khác đọc đến trang nào và mình chỉ mới đọc đến trang nào, cũng sẽ tạo áp lực tiêu cực cho bạn. Thời gian bạn tránh xa khỏi điện thoại lại càng nhiều thời gian để đọc sách thôi nè.
9. Vây quanh bản thân với những điều liên quan đến sách
Kể cả khi bạn không đọc sách, đôi lúc làm những điều liên quan đến sách có thể thúc đẩy tình yêu sách quay trở lại. Một vài những hoạt động liên quan đến sách như: nghe podcast của người đọc sách, tìm sách trên các trang web sách, đọc review sách, đọc hoặc nghe một bài phỏng vấn tác giả, tham gia các sự kiện online, trò chuyện về sách với bạn bè, ghé nhà sách ngoại văn gần khu vực bạn hoặc thư viện,…
12 Hoạt động thay thế khác bạn có thể làm khi chán đọc sách
Khi bị chán đọc, bạn sẽ cần một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Đừng ép bản thân nếu bạn chưa muốn đọc, những cuốn sách sẽ chờ đợi bạn khi bạn sẵn sàng. Nếu bạn vẫn chật vật với suy nghĩ của mình, hãy thử một vài hoạt động thay thế liên quan đến sách nhé:
1. Ghé thăm nhà sách ngoại văn gần khu vực bạn
Kể cả khi bạn không thể tập trung vào những con chữ trên giấy, dạo quanh nhà sách cũng là một điều rất trị liệu. Vòng quanh, ngắm nhìn bìa sách, gáy sách. Có thể bạn sẽ tìm được cuốn sách yêu thích, hoặc khi bạn cảm thấy sẵn sàng có thể tìm lại cuốn sách này để đọc đầu tiên.
⇰ Ghé thăm Tino Bookstore – Nhà sách ngoại văn tại TP. Hồ Chí Minh. Tìm hiểu thêm
2. Sắp xếp lại kệ sách
Nếu bạn cảm thấy quá sức bởi việc chán đọc, hãy nghỉ ngơi và làm điều gì năng suất trong thời gian này. Dọn dẹp kệ sách và xem lại những cuốn sách mình đã đọc trước đây.
3. Viết nhật ký
Đôi lúc bạn viết những suy nghĩ trong đầu lên mặt giấy (hoặc màn hình máy tính) sẽ giúp rất nhiều. Viết nhật ký là một cách tốt để xử lý việc chán đọc và hiểu được bản thân đang cần điều gì.
4. Vẽ hoặc tô màu
Nếu bạn cảm thấy sáng tạo, hãy thử vẽ một bức tranh dựa theo cuốn sách bạn yêu thích. Ví dụ, bạn có thể vẽ các nhân vật, vẽ lại bìa sách, hoặc vẽ nguệch ngoạc vào lề sách hai bên trang.
5. Nghe podcast
Theo Wikipedia, podcast là “tập tin âm thanh người dùng có thể tải về hoặc nghe”. Nó có thể giống việc một ai đó kể chuyện cho bạn nghe.
Bạn hãy thử nghe podcast về sách kể cả khi mình không đọc sách nhé.
6. Trao đổi với những người xung quanh về sách
Nói chuyện về sách có thể giúp khôi phục tình yêu của bạn dành cho sách. Hỏi bạn bè, người thân, hoặc người bán sách và thủ thư họ đang đọc gì gần đây.
7. Ghé những địa danh về sách trong khu vực bạn
Nếu bạn nhớ sách, có thể thử ghé những địa điểm chuyên về sách tại thành phố. Như phố đi bộ hoặc đường sách hoặc những nơi tác giả đã từng ghé thăm, nhà riêng,…
8. Xem phim hoặc bản chuyển thể của sách
Đôi lúc, xem cuốn sách yêu thích chuyển thể thành phim với diễn viên có thể khôi phục lại tình yêu sách của bạn. Hoặc bộ phim có thể tạo cảm hứng cho bạn đọc sách để có nhiều thông tin chi tiết hơn về cốt truyện.
9. Xếp hình
Nếu bạn tìm kiếm một hoạt động nội tâm hơn, hãy thử xếp hình. Bạn có thể xếp hình chủ đề về sách hoặc xếp những tranh vẽ từ bảo tàng nghệ thuật.
10. Ghé thăm bảo tàng, triển lãm
Nếu bạn tìm kiếm một hoạt động không cần đọc, hãy thử ghé triển lãm. Nhiều bảo tàng, triển lãm có liên quan đến chủ đề văn học khá thú vị đấy.
11. Giải trò chơi ô chữ, tìm chữ, sudoku
Thêm những hoạt động đánh đố để rèn giũa tư duy bạn.
12. Nấu ăn hoặc làm bánh
Thử nếu một món ăn từ cuốn sách yêu thích, hoặc làm bánh vẽ hình bìa sách. Đây là những cách thơm ngon trong thời gian bạn chán đọc sách có thể kết nối bạn với việc đọc sách trở lại đấy.
Kết luận
Tino hy vọng những mẹo và gợi ý này sẽ giúp bạn vượt qua reading slump! Hãy nhớ rằng, bạn không đơn độc. Những người đọc trên khắp thế giới đều trải qua việc chán đọc, nhưng điều quan trọng là bạn không từ bỏ việc đọc sách mãi mãi. Hãy dành ít thời gian, tìm điều gì đó làm bạn hứng thú, và quay về đọc sách khi bạn đã sẵn sàng nhé!
Theo Biblio Lifestyle
Đăng ký nhận cập nhật qua email mỗi khi có bài viết mới.